Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi
A. sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.
B. nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.
C. không mắc cầu chì cho một mạch điện kín.
D. dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín.
Một nguồn điện một chiều có điện trở trong r = 0,1 Ω, được mắc với điện trở R = 4,8Ω tạo thành một mạch kín. Bỏ qua điện trở của dây nối, khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Suất điện động của nguồn là:
A. 12,25 V.
B. 25,48 V
C. 24,96 V
D. 12 V.
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V, điện trở trong bằng 1 Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2 Ω . Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là:
A. 1V
B. 3V
C. 4V
D. 1,5V
Nếu mắc nối tiếp một cuộn dây dẫn và một đèn và khóa điện rồi nối mạch với nguồn điện. Khi mở khóa điện, hiện tượng xảy ra là
A. đèn lóe sáng rồi tắt
B. đèn tắt ngay
C. đèn tối đi ròi lóe sáng liên tục
D. đèn tắt từ từ
Một nguồn điện (ξ, r) được nối với biến trở R và một ampe kế có điện trở không đáng kể tạo thành mạch kín. Một vôn kế có điện trở rất lớn được mắc giữa hai cực của nguồn. Khi cho R giảm thì:
A. số chỉ của ampe kế và vôn kế đều giảm.
B. Số chỉ của ampe kế giảm còn số chỉ của vôn kế tăng.
C. số chỉ của ampe kế và vôn kế đều tăng.
D. Số chỉ của ampe kế tăng còn số chỉ của vôn kế giảm.
Một nguồn điện (x,r) được nối với biến trở R và một ampe kế có điện trở không đáng kể tạo thành mạch kín. Một vôn kế có điện trở rất lớn được mắc giữa hai cực của nguồn. Khi cho R giảm thì
A. số chỉ của ampe kế và vôn kế đều giảm
B. số chỉ của ampe kế giảm còn số chỉ của vôn kế tăng
C. Số chỉ của ampe kế và vôn kế đều tăng
D. Số chỉ của ampe kế tăng còn số chỉ của vôn kế giảm
Cho một đèn Đ có các thông số định mức là (6V – 6W) và một biến trở, giá trị điện trở toàn phần của biến trở là R M N = 9 Ω . Nguồn điện sử dụng có điện trở trong không đáng kể và có suất điện động E = 12 V . Bỏ qua điện trở dây dẫn.
a) Nêu các cách mắc đèn vào biến trở và nguồn nói trên để đèn sáng bình thường. Vẽ sơ đồ mạch điện của từng cách mắc (không giới hạn số lượng dây nối sử dụng).
b) Tính điện trở R A M của đoạn AM trên biến trở trong từng cách mắc.
Mạch điện kín có bộ nguồn gồm hai pin mắc nối tiếp, ξ 1 = ξ 2 ; r 2 = 0 , 4 Ω ; mạch ngoài chỉ có R = 2 Ω. Biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn ξ 1 bằng không; tìm điện trở trong r 1 của nguồn ξ 1 .
A. 3,2 Ω.
B. 2,4 Ω .
C. 1,2 Ω.
D. 4,8 Ω .
Một nguồn điện có điện trở 1Ω được mắc nối tiếp với điện trở 4Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Cường độ dòng điện và suất điện động của nguồn trong mạch
A. I = 2,4A; ξ = 14,4V.
B. I = 3A; ξ = 15V.
C. I = 2,6A; ξ = 12,7V.
D. I = 2,9A; ξ = 14,2V.
Mắc vào giữa hai cực của nguồn điện một điện trở R 1 = 7 Ω thành mạch kín thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I 1 = 4 A ; mắc vào giữa hai cực của nguồn điện này điện trở R 2 = 13 Ω thành mạch kín thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I 2 = 2 , 5 A . Tính suất điện động, điện trở trong của nguồn điện và hiệu suất của nguồn trong từng trường hơp.