Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
kudo shinichi

hiện tượng bóng ma broken là gì?

fan conan kb nha

Bùi Văn Hải
11 tháng 9 2018 lúc 21:25

bóng ma hỏng

Mikhail Baevsky, nhiếp ảnh gia có mặt trong đoàn leo núi Chatyr-Dag ở Crimea, miền Nam Ukraine, là người chụp được bức ảnh về một hình dáng mờ ảo trông tựa như bóng ma trên đỉnh núi mù sương. 

Theo niềm tin của không ít người dân địa phương thì "bóng ma" này sở hữu sức mạnh ghê gớm: Có thể khiến người nhìn thấy nó đột tử vào ngày hôm sau. 
 

Hình ảnh

Hình ảnh "bóng ma" trên đỉnh núi do nhiếp ảnh gia Mikhail Baevsky ghi lại. 

Nhưng thực tế, "bóng ma" mà nhiếp ảnh gia Baevsky chụp được chính là bóng của ông được khuếch đại lên hàng trăm lần khi nó hướng thẳng về phía bề mặt đám mây ở vị trí ngược sáng mặt trời.

Các nhà khoa học gọi hiện tượng tự nhiên cực kỳ hiếm có này là "Bóng ma Brocken". Sở dĩ nó được đặt tên như vậy thì hình ảnh "bóng ma" trên đỉnh núi được quan sát lần đầu tiên xảy ra ở Brocken - đỉnh cao nhất trong dãy núi Harz thuộc nước Đức. 
 

 Bóng ma kỳ ảo từng là nỗi khiếp sợ của không ít người leo núi ở miền Nam Ukraine.

Bóng ma kỳ ảo từng là nỗi khiếp sợ của không ít người leo núi ở miền Nam Ukraine.

Hiệu ứng bóng ma được tạo nên khi ánh sáng mặt trời ở phía dưới một người đang đứng từ trên đỉnh núi nhìn xuống lớp sương mù. Đầu của "bóng ma" thường được bao quanh bởi một vòng tròn nhiều màu sắc lấp lánh giống như một vầng hào quang huyền bí. Thực ra, đó là kết quả của sự nhiễu xạ ánh sáng, giống như trường hợp cầu vồng khi ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua những giọt nước nhỏ li ti trong không khí. 

Để tạo thêm ấn tượng khiến nhiều người leo núi "tim đập chân run", "bóng ma" này đôi khi còn có thể di chuyển và thường rất đột ngột, do sự trôi nổi bất ngờ của các đám mây. 

Nhiếp ảnh gia Baevsky, 61 tuổi, hiện đang làm việc tại khoa hóa học một trường đại học Ukraine, đã cùng nhóm nghiên cứu của mình leo lên dãy núi cao 1.200m so với các tầng mây để được trải nghiệm hiện tượng "Bóng ma Brocken". 

Ông cho biết: "Tôi rất mê chụp ảnh và ngay cả khi điều kiện thời tiết ở vùng núi có thể xuống tới -15 độ, tôi vẫn thích được trèo lên những ngọn núi để tìm kiếm những khung hình hoàn hảo. Là một nhà khoa học, tôi biết nguyên tắc vật lý sau hiện tượng bóng ma kỳ ảo mà người ta vẫn đồn đại. Nhưng đúng là vào hôm tôi chụp được ảnh "bóng ma", tôi đã nhìn thấy "nó" vài lần, cứ như thể bóng ma đang đuổi theo tôi vậy. 

Khởi đầu ngày hôm đó, trời nhiều mây tới nỗi, tôi nghĩ rằng mình chẳng thể chụp được bất cứ ảnh nào. Chúng tôi định lùi xuống khoảng 900m nhưng rồi thật may, cuối cùng lại quyết tâm leo thêm lên độ cao khoảng 1.200m. Ở vị trí đó, sương bắt đầu trong hơn và tôi có thể tận mắt chứng kiến hiện tượng Bóng ma Brocken".
 

Nhiếp ảnh gia đang ghi lại khoảnh khắc hiếm gặp của hiện tượng Bóng ma Brocken. 

Nhiếp ảnh gia đang ghi lại khoảnh khắc hiếm gặp của hiện tượng Bóng ma Brocken. 

 Đầu của

 Đầu của "bóng ma" được bao quanh bởi một vầng hào quang nhiều màu - đây là kết quả của hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

 Hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi ánh sáng xuyên qua hai chất liệu trong suốt - trong trường hợp này là nước và không khí - đã bị bẻ cong.

Hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi ánh sáng xuyên qua hai chất liệu trong suốt - trong trường hợp này là nước và không khí - đã bị bẻ cong.

 Những

Những "bóng ma Brocken" trở thành thứ đặc sản khiến sức hút của vùng núi Chatyr-Dag thêm phần sâu sắc với những du khách ưa thám hiểm từ các thế giới


Các câu hỏi tương tự
Pham Duong Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Lâm
Xem chi tiết
tim1nuatraitim
Xem chi tiết
Ran Mori
Xem chi tiết
hitoroshima
Xem chi tiết
Vân Sarah
Xem chi tiết
ShinNosuke
Xem chi tiết
Pham Duong Thu
Xem chi tiết