Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt ?
A. Q + A = 0 với A < 0
B. ∆ U = Q + A với ∆ U > 0 ; Q < 0 ; A > 0.
C. Q + A = 0 với A > 0.
D. ∆ U = A + Q với A > 0 ; Q < 0.
Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. ΔU = Q với A > 0
B. ΔU = Q + A với A > 0
C. ΔU = Q + A với A < 0
D. ΔU = Q với Q < 0
Hệ thức ∆U = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí ?
A. Nhận công và tỏa nhiệt
B. Nhận nhiệt và sinh công
C. Tỏa nhiệt và nội năng giảm
D. Nhận công và nội năng giảm
Ta có ∆ U = Q - A, với ΔU là độ tăng nội năng, Q là nhiệt lượng hệ nhận được, -A là công hệ thực hiện được. Hỏi khi hệ thực hiện một quá trì đẳng áp thì điều nào sau đây là đúng ?
A. Q phải bằng 0.
B. A phải bằng 0.
C. ΔU phải bằng 0.
D. Cả Q, A và ΔU đều phải khác 0.
Hình 33.1 biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lí tưởng. Hỏi trong quá trình này Q, A và ∆ U phải có giá trị như thế nào ?
A. ∆ U > 0 ; Q = 0 ; A > 0.
B. ∆ U = 0 ; Q > 0 ; A < 0.
C. ∆ U = 0 ; Q < 0 ; A > 0.
D. ∆ U < 0 ; Q > 0 ; A < 0.
Hệ thức ∆ U = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLH áp dụng cho quá trình nào sau đây của khí lí tưởng ?
A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng áp.
C. Quá trình đẳng tích. D. Cả ba quá trình trên.
Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?
A. DU = Q với Q > 0
B. DU = Q với Q < 0
C. DU = A với A > 0
D. DU = A với A < 0
Nếu thực hiện công 676 J để nén đẳng nhiệt một lượng khí thì độ biến thiên nội năng của khí và nhiệt lượng khí toả ra trong quá trình này là :
A. ∆ U = 676 J ; Q’ = 0. B. ∆ U = 0 ; Q' = 676 J.
C. ∆ U = 0 ; Q’ = -676 J. D. ∆ U = -676 J ; Q' = 0.
Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức δU = A + Q phải có giá trị nào sau đây?
A. Q < 0 và A > 0
B. Q > 0 và A > 0
C. Q > 0 và A < 0
D. Q < 0 và A < 0