Cho đoạn văn sau:
(1) Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phú Trạch ở Hà Tĩnh. (2) Người sành nhìn hình dáng quả bưởi đã có thể biết được bưởi vùng nào. (3) Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi bẹt đầu cuống và đầu núm. (4) Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. (5) Nâng lên lòng bàn tay, vỏ thấm vào da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm. (6) Chỉ dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào vỏ, xung quanh nơi ấn màu vỏ sáng lên và li ti hiện ra một lớp dầu mơ hồ thoảng mùi hương dìu dịu...
(Theo Võ Văn Trực, tạp chí Tia sáng, Xuân 1998)
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu văn miêu tả?
A. Câu (3) và (4)
B. Câu (4) và (5)
C. Câu (6) và (3)
D. Câu (1) và (2)
Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.
(Nguyễn Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông , ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo “Hạt giống tâm hồn”, NXB Tổng hợp)
a. Xác định và gọi tên một phép tu từ có trong đoạn trích trên ?
b. Nêu nội dung đoạn trích trên ( 1điểm)
c. Khi ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng thì cây sồi đã làm gì?(1 điểm)
Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật ngã các cành cây. Nó muốn mọi cây cổi đều bị ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sối già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sối vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió đầu hàng và hỏi: - Cây sối kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy tất cả các cành cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thằm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn gió điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)
Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định PTBĐ chính của văn bản.
Câu 2: Xác định/Chỉ ra phép liên kết trong những câu sau: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật ngã các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều bị ngã rạp trước sức mạnh của mình.
Câu 3: Ghi lại các từ láy thể hiện hành động và thái độ của ngọn gió trong văn bản trên.
Câu 4: Cây sối đã có những hành động, thái độ như thế nào trước ngọn gió?.
Câu 5: Nếu nội dung chính của văn bản.
Câu 6: Theo em, ngọn gió trong văn bản tượng trưng cho điều gì? Câu 7: Em hiểu như thế nào về câu trả lời của cây sồi với ngọn gió: Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn gió điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
Câu 8. Từ văn bản trên, hãy cho biết: “sức mạnh sâu thẳm" của em là gì? Em sẽ phát huy sức mạnh đó như thế nào?
Câu đố 1: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?
Câu đố 2: Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?
Câu đố 3: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?
Em hiểu thế nào về nội dung câu văn : cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh
Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu... cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh...
a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
c) "Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu". Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả "cái nhìn ấy".
Câu 4: (0.5 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và cho biết nó thuộc kiểu câu nào? Họ đã luôn nhìn mẹ như vậy để mong chờ được cứu sống.
Xác định các kiểu câu trong đoan trích sau:
Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh.Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây không cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá.
(Những ngôi sao xa xôi/119)