Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần thị ngọc linh

Hãy viết đoạn văn ngắn mô tả vẻ đẹp của một công trình kiến trúc ở kinh thành Huế mà em biết qua sách báo ti vi

super smart
7 tháng 5 2018 lúc 5:47
nỏ bít cái nào cả
_Để Ta Yên Nào_
7 tháng 5 2018 lúc 6:20

Tử Cấm Thành

Là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau Lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thi Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua). Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)... Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.

Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.

➽Vương•Tử♔
7 tháng 5 2018 lúc 6:30

Lăng Minh Mạng

Khởi công xây dựng vào năm 1804, sau hàng chục năm lựa chọn đất tốt. Năm 1843 gần 3 năm sau khi Minh Mạng qua đời lăng mới được xây dựng mang tên Hiếu lăng , cách kinh thành 12km (vùng đồi cẩm kê, nhìn ra ngã 3 bằng lăng) chiếm một diện tích 26ha, gồm trên 30 công trình kiến trúc lớn nhỏ lăng chia làm hai khu vực, nơi thờ và nơi đặt mộ, nằm trên một trục dọc xuyên suốt cả khu vực. Những công trình chủ yếu đều được xây dựng trên trục chính này; công trình khác làm đăng đối ở hai bên, theo một trật tự nghiêm ngặt. Cả khu lăng tẩm được điểm xuyết bằng nhiều hồ sen, cầu, cổng, đình tạ, vườn hoa cây cảnh, thông. .., rất ngoạn mục.

Vây bọc quanh lăng là thành hình bầu dục, chu vi gần 1800m; tường thành cao trên 3m, dày gần 1m. Phía trước có ba cổng lớn. Cổng chính giữa là Đại Hồng Môn, hai bên là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Sau Đại Hồng Môn là sân chầu rộng thênh thang; hai bên sân có tượng đá văn quan võ t­ướng và voi ngựa chầu hầu. Tiếp đó là nhà bia - một tòa nhà vuông vức dựng trên nền cao ba tầng. Phía trước phía sau đều có bậc đá để lên xuống, thành bậc tạc rồng. Trong nhà bia đặt tấm bia thánh đức thần công cao trên 3m, rộng gần 2m, khắc bài văn bia do vua Thiệu Trị soạn thảo. Sau nhà bia là sân tế, chia làm 4 cấp cao dần.

Cuối sân tế là Hiển Đức Môn, cổng vào khu thờ được xây kín bằng một vòng tường thành (nội la thành) hình chữ nhật. Sau Hiển Đức Môn là một sân rộng lát gạch Bát Tràng. Cuối sân là điện Sùng Ân - điện thờ chính dựng theo kiểu "Trùng thiền diệp ốc". Hai bên sân là Đông Phối điện và Tây Phối điện. Sau điện Sùng Ân lại có một sân nữa, hai bên sân là Tả Tùng viện và Hữu Tùng viện: Phía sau khu điện thờ, qua của Hoàng Trạch là lối đi dẫn tới cầu Trung đạo bắc ngang qua Hồ Trư­ờng Minh, hai bên song song với cầu Trung Đạo là cầu Tả Phụ và cầu Hữu Bột. Qua cầu Trung Đạo, cách một sân hẹp là tới Minh Lâu - tòa nhà vuông hai tầng tám mái lợp ngói lư­u ly dựng trên nên cao, khá nguy nga đồ sộ.

Qua Minh Lâu đi tiếp theo Đường thần đạo, hai bên có vườn hoa, già sơn và hai bên cột trụ biển cao tới 21m sẽ tới cầu "Thông Minh Chính Trực" bắc ngang qua hồ tân Nguyệt. Hai đầu cầu có dựng "bái môn", trụ đông, xa dòng, trang trí bằng các tấm men pháp lam các màu. Qua cầu là một sân hẹp, tiếp đó là hệ thống bậc đá dẫn tới bửu thanh hình tròn (viên thành), trong đặt mộ vua.

Lăng Minh Mạng với hệ thống điện thờ, lầu gác trùng trùng lớp lớp đăng đối chỉnh tề như­ trên đã tạo ra một cảnh thế Đường bệ uy nghiêm, phản ánh được phần nào tưởng và cá tính của ông vua nổi tiếng chuyên chế này.

trương vũ cẩm linh
7 tháng 5 2018 lúc 7:23

Cầu Trường Tiền nằm bắc qua sông Hương, đầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía Nam thuộc phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Cầu Trường Tiền được thiết kế theo kiến trúc Gô Tích, dài trên 400m, bắc qua dòng sông Hương mộng mơ, ngay gần Kinh Thành Huế, được xây dựng theo kỹ thuật của phương Tây. Cầu gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, 12 vài, khấu độ mỗi nhịp 67m, khổ cầu rộng 6m và khi tận mắt chứng kiến, bạn sẽ thấy một vẻ đẹp tuyệt mỹ, cây cầu làm tô điểm thêm cho dòng sông Hương đẹp hơn, nên thơ hơn. 

Cầu Trường Tiền khánh thành năm 1899. Ban đầu, cầu chưa có phần lề dành cho người đi bộ, mặt cầu được xây dựng lát ván lim. Năm 1904, sau một cơn bão lịch sử cầu bị thổi bay mất 4 nhịp cầu xuống sông Hương.

Đến năm 1906, cầu được tu sửa và mặt cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Năm 1937, thời vua Bảo Đại, cầu được trùng tu và cải tạo lớn, mở rộng khu vực hành lang hai bên cầu cho người đi bộ và xe đạp có thể lưu thông và phần hành lang giữa cầu tạo khu ban công để người đi đường có thể dừng chân, ngắm cảnh sông Hương thơ mộng.

Năm 1946, cầu Trường Tiền bị gãy hai phía tả ngạn do bom đạn chiến tranh tàn phá. Rồi cầu được tu sửa tạm để người dân có thể tham gia giao thông. Đến năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Vào năm 1968, cầu Trường Tiền tiếp tục bị sập và đổ xuống dòng sông Hương. Từ khi xây dựng ban đầu cho đến nay, cầu Trường Tiền đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau, đầu tiên là cầu Thành Thái, rồi tên gọi Clémenceau, Nguyễn Hoàng, cầu Tràng Tiền... nhưng cho đến nay người dân vẫn quen thuộc với cái tên cầu Trường Tiền.

Cầu Trường Tiền theo thời gian vẫn chất chứa một vẻ đẹp mặn mà rất đặc trưng của xứ Huế. Nếu bạn chưa có dịp đến thăm thì thử một lần du lịch Huế chắc chắn cũng sẽ bị vẻ đẹp ấy thu hút. Cầu Trường Tiền hay Tràng Tiền, duyên dáng soi bóng trên dòng sông Hương đã hơn 115 năm qua, chứng kiến bao thăng trầm biến cố lịch sử của vùng đất cố đô, và là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của xứ Huế.

Ban ngày cây cầu như 1 con rắn sắt bắt qua sông, mở đường cho bao chí lớn. Những cơn gió thổi làm mắt nước xanh khẽ dao động. Nhìn trên cao cây cầu như 1 con rồng bạc uốn lượn mềm mại trên dòng sông xanh bao la, hùng vĩ. Ban đêm, cây cầu phát ra bao ánh sáng mờ ảo dịu dàng mà không kém phần hùng vĩ. Bây giờ con rồng bạc này đã khoác lên mình 1 chiếc áo khác làm cho dòng sông trở nên lung linh và huyền ảo vô cùng. Đứng trên cầu đón những cơn gió thổi mơn man xua tan đi cái nóng cái oi khiến bạn sẽ thích vô cùng. Có khi bạn yêu luôn nơi này như tôi cũng nên.

Nếu có dịp đến với xứ Huế mộng mơ xinh đẹp, bạn hãy ghé thăm đến bên bờ dòng sông Hương, ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ của chiếc cầu Trường Tiền, cảm nhận một khung cảnh bình yên, nhẹ nhàng. Cùng chúng tôi cảm nhận những cơn gió nhé.
 

ʚHoàngღKimღCôngღChúaɞ
11 tháng 5 2018 lúc 16:10

Kinh Thành Huế

Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như­ nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

Kinh thành hình vuông với chu vi 10 km, cao 6,6 mét, dày 21 mét, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài gọi là Thái Bình Môn.


Các câu hỏi tương tự
Lolirock
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Anh
Xem chi tiết
nguyễn hà anh
Xem chi tiết
Deweet Dawl
Xem chi tiết
Lê Quốc Việt
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Bảo Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Vũ Khánh Hà
Xem chi tiết