Nguyễn Mạnh Tuyển

Hãy viết cảm nghĩ của em về việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ

lê thị ngọc anh
17 tháng 5 2018 lúc 20:36

BÁC HỒ ! tiếng gọi thân thương đó dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bản thân tôi từ thuở còn cắp sách tới trường và in sâu trong trái tim của hàng triệu người Việt Nam. Mỗi khi có dịp xem lại những thước phim tư liệu kể lại thời kìBác còn sống, Bác đi thăm đồng cùng người dân, lên trận đia pháo cùng bộ đội, ca hát cùng các cháu thiếu niên nhi đồng, cũng như lúc Bác đi công tác nước ngoài …ở đâu Bác cũng được mọi người kính trọng, yêu thương, bản thân tôi dâng trào cảm xúc và cay xè nơi khóe mắt và tôi tin rằng người việt Nam ai cũng có những tình cảm như thế đối với Bác Hồ, người lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dânViệt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời và quá trình hoạt động của mình, Người luôn đề cao đạo đức – tác phong của người cách mạng. Bốn đức tính mà Người xem là “gốc của đạo đức cách mạng” gồm: cần, kiệm, liêm và chính. Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn nết: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người. Như vậy, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong bốn đức tính ấy không thể thiếu được của một con người. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng  đáng là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Ta bên Người. Người toả sáng bên ta, Ta bỗng lớn lên bên Người một chút”. Để lớn lên, ta thường xuyên rèn đức, luyện tài, có lý tưởng sống và ý chí tự lực tự cường, bằng sức lao động chân chính. Cho nên, mọi người phải xác định rõ lý tưởng sống là cống hiến, là tận tâm, tận lực để phục vụ. Trong lao động phải xuất phát từ mục tiêu trong sáng, làm việc phải có ý chí quyết tâm, vì: ý chí đó là một đức tính cần nhất trong những lúc khó khăn mà Bác là một tấm gương cho chúng ta noi theo. Sự cần thiết phải học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay: Như chúng ta đã biết, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định : Đạo đức là gốc của cách mạng . Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông . Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội . Bởi vậy, học tập , rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết và quan trọng. Mỗi chúng ta hiểu rằng trong quá trình chúng ta hội nhập sâu hơn về kinh tế và giao lưu văn hoá , khoa học kỷ thuật ngày càng mạnh mẽ hơn với bên ngoài , bên cạnh những thời cơ lớn thì có những thách thức không nhỏ, trong đó có những thách thức về đạo đức lối sống do những luồng tư tưởng văn hoá ngoại lai du nhập . Mặt khác, thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy đã và đang xẩy ra tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và trong các tầng lớp nhân dân . Vì vậy với đợt học tập này lại càng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là học tập và làm theo tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân chính, đồng thời cũng là  tấm gương đạo đức của một con người bình dị, gần gũi, ai cũng có thể học tập, noi theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Đó là tấm gương trọn 

Bình luận (0)
lê thị ngọc anh
17 tháng 5 2018 lúc 20:38

Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân./.

Bình luận (0)
_Never Give Up_ĐXRBBNBMC...
17 tháng 5 2018 lúc 20:38

Suy nghĩ về sự nêu gương trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.

Tác dụng nêu gương giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.

Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân.

Nền đạo đức mới chỉ trở thành nền tảng văn hóa của xã hội khi những phẩm chất đạo đức trở thành hành vi đạo đức phổ biến trong toàn xã hội, trong đó những tấm gương đạo đức có tác dụng thúc đẩy việc hình thành nền tảng văn hóa đó. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, là hiện thân của nền đạo đức mới Việt Nam.

Đảng ta phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhằm góp phần tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lực, địa vị… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong đời sống hàng ngày.

Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình  trước nỗi khổ của nhân dân, của con người, của đồng loại, biết đồng cảm, sẻ chia những bất hạnh của mỗi cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.

Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân./.

Bạn vui lòng tham khảo thêm link này nhé

https://h.vn/hoi-dap/question/248856.html

k nha!

Bình luận (0)
_Lương Linh_
18 tháng 5 2018 lúc 15:14

Tham khảo nha!

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.

Tác dụng nêu gương giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.

Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân.

Nền đạo đức mới chỉ trở thành nền tảng văn hóa của xã hội khi những phẩm chất đạo đức trở thành hành vi đạo đức phổ biến trong toàn xã hội, trong đó những tấm gương đạo đức có tác dụng thúc đẩy việc hình thành nền tảng văn hóa đó. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, là hiện thân của nền đạo đức mới Việt Nam.

Đảng ta phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhằm góp phần tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lực, địa vị… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong đời sống hàng ngày.

Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình  trước nỗi khổ của nhân dân, của con người, của đồng loại, biết đồng cảm, sẻ chia những bất hạnh của mỗi cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.

Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân.

Hc tốt #

Bình luận (0)
Huỳnh Bá Nhật Minh
18 tháng 5 2018 lúc 21:41

Tuổi trẻ chúng tôi hôm nay sinh ra không một lần được gặp Bác Hồ nhưng tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác mãi mãi khắc ghi trong trái tim tôi với sự ngưỡng mộ tôn kính và lòng biết ơn vô hạn.

Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, không phải chịu đựng sự đau thương của cảnh “nước mất nhà tan” của kiếp “nô lệ” khổ nhục, chịu sự đô hộ cướp bóc của bọn thực dân phong kiến và chứng kiến những hy sinh, mất mát mà lớp cha anh đã phải trải qua vì độc lập tự do của dân tộc… tuổi trẻ chúng tôi hiểu rằng hạnh phúc ngày hôm nay được tiếp nối bằng truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, bằng những bước đi trên con đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (1911), bằng bao xương máu của các chiến sĩ đã hy sinh quên thân mình để bảo vệ, giữ chặc từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, các anh đã làm lên những chiến công lừng lẫy, đập tan ách đô hộ và chiếm đóng của đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho đất nước…

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, những người đoàn viên trẻ chúng tôi đang tiếp bước cha anh đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc Năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang làm khuynh đảo nhiều giá trị cao đẹp của đời sống xã hội, có một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, làm nghèo đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng không ít đến tư tưởng của lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi luôn hướng tới tương lai, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước và học hỏi gương các bậc tiền nhân từ đó ra sức phấn đấu, học tập và rèn luyện vượt qua các cạm bẫy tiêu cực để cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chủ yếu là học tập lòng yêu nước, thương dân bao la của Bác, là làm theo lời Bác dạy: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”; “phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”; “chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng... Đức phải có trước tài”; “cũng như sông thì có nguồn mới có nước. Không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức. Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân...”. Vì vậy, cần phải nghiêm túc phê và tự phê bình, kiên quyết chống quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực, để xây dựng bằng được nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, hết lòng vì dân, vì nước, nói phải đi đôi với làm; phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng. Trong xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay, việc học tập đạo đức và lối sống của Bác phải càng được coi trọng và đẩy mạnh thực hiện.

Là những đoàn viên trẻ, nguồn nhân lực quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước cần phải có những ý tưởng, sáng kiến làm theo lời Bác gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công việc. Nếu không làm được điều này thì chỉ là hô khẩu hiệu suông. Để góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi nhận thấy nên đặc biệt quan tâm phát hiện, biểu dương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người tốt, việc tốt, nét đẹp đời thường, nét đẹp trong cuộc sống hàng ngày, để “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Trong Cuộc vận động nên coi việc rèn luyện đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Bất kỳ ai có những việc làm tốt thể hiện được đạo đức của người Việt Nam, thì tùy theo mức độ mà biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng.

Trong điều kiện sống thuận lợi với những thời cơ và vận hội đang mở ra trước mắt, tuy nhiên còn không ít khó khăn, song thanh niên chúng tôi yêu Đảng, yêu Bác Hồ và đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào những chủ trương đường lối đúng đắn mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tôi tin tưởng rằng, bằng lý tưởng của tuổi trẻ dám nghĩ dám làm chắc chắn chúng tôi sẽ tham gia thực hiện Cuộc vận động thực sự có chất lượng, hiệu quả.

Bình luận (0)
Chu Văn Lợn
23 tháng 5 2018 lúc 19:48

Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
doraemon
Xem chi tiết
Kiuutruong
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Tường Vi
Xem chi tiết
Đặng Bích Liên
Xem chi tiết
Tạ Đình Nghĩa
Xem chi tiết
Quyên Lê
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
NAM KHÁNH
Xem chi tiết