Nguyễn Duy Khánh

Hãy tưởng tượng và tả chú bộ đội đang đứng gác trên quần đảo Trường Sa

 

Nguyen Phuong Anh
7 tháng 2 2018 lúc 21:04

Ngày anh về cả nhà em cứ nhộn nhịp hẳn lên. Bố chạy đi báo tin cho các bác họ hàng. Mẹ thì luông cuống đi chợ nấu cơm, dọn dẹp. Em cũng vui mừng hết sức vì sắp được gặp người anh mà mình yêu quý.
 
Mười giờ sáng anh về tới ngõ. Như có linh tính, mẹ em vừa nghe tiếng dép đã vội chạy ngay ra ngõ. Hai hàng nước mắt sung sướng hạnh phúc tuôn trào trên gò má đã sạm vì vất vả lam lũ. Mẹ ôm chầm lấy anh trong vòng tay gầy guộc. Anh cũng ôm chặt lấy mẹ. Rồi mẹ lau vội nước mắt, vừa cười vừa dắt tay anh vào chào hỏi mọi người. Ông cháu, cha con gặp nhau tay bắt mặt mừng, hồ hởi và hân hoan. Anh vào nhà rồi em mới nhìn thấy anh kĩ hơn. Anh thay đổi nhiều so với trước. Nom anh trông khỏe mạnh, tráng kiện hơn lúc ở nhà rất nhiều. Dáng người anh vạm vỡ, bộ ngực nở nang cân đôi, tay chân rắn chắc. Anh mặc trên người chiếc áo lính thuỷ màu trắng tinh, cổ có vạt sang hai bên, ở giữa thắt nút bằng hai đoạn vải màu thiên thanh, được sơ vin ngay ngắn trong chiếc quần vải màu xanh da trời. Trên đầu anh đội chiếc mũ bằng vải mềm như của các chú công an nhưng màu trắng đai xanh. Dưới chân là đôi giày vải bạt màu xanh cỏ ủa.
 
Đặt chiếc ba lô xuống phản, anh ngồi trò chuyện, hỏi han mọi người. Vừa cười nói anh vừa lôi từ trong ba lô ra bao nhiêu là quà từ Trường Sa Trong đám cá mực là một con búp bê vừa to vừa đẹp anh dành cho em. Sung sướng, em sà vào lòng anh nũng nịu. Nhìn gần, em thấy rõ nước da anh đã chuyến sang màu bánh mật bởi nắng gió biển khơi. Bàn tay anh xoa đầu em thô ráp và chai cứng. Nhưng đôi mắt anh vần sáng long lanh, không chút thay đổi. Giọng nói trầm ấm hơn và nghe rất đàn ông. Khó khăn và thử thách nơi đảo xa đã rèn luyện anh trở thành một người đàn ông mạnh mẽ và rắn rỏi.
 
Thời gian năm ngày trôi qua nhanh như thoi đưa. Cuối cùng cũng đã đến ngày anh lên đường trở lại đơn vị. Mọi người trong gia đình ai cũng rất buồn và lưu luyến. Em và mẹ thì ôm nhau khóc rưng rức. Anh cố nén cảm xúc động viên mẹ, vỗ về an ủi em. Trước lúc lên đường anh còn dặn: “bé út ở nhà ngoan, học giỏi. Anh không có nhà phải biết chăm sóc giúp đỡ cha mẹ. Khi nào về anh lại cho quà.” Những lời nói của anh em luôn ghi nhớ và chắc chắn em sẽ làm được và làm tốt.

EvN
7 tháng 2 2018 lúc 21:05

Trên quần trường xa có một chú bộ đội đang đứng nghiêm trang. Trên tay chú cầm một cây súng, quần áo trắng và đứng oai nghiêm bảo vệ biển đảo. Đôi khi chú bộ đội còn đi lại hay sử dụng ống nhòm xem có điều gì bất thường hay không. Lúc lúc chú bộ đội còn nhấc chiếc bộ đàm trên người và báo cáo cho chỉ huy một cách dõng dạc. Tuy công việc có đôi lúc hiểm nguy nhưng chú vẫn luôn có gắng tực hiện tốt nhiệm vụ. Chú bộ đội canh gác trên quần đỏa Trường Sa thật cao cả!

công chúa lấp lánh
1 tháng 5 2018 lúc 10:12

đây đâu phải tưởng tượng

Kiên-Messi-8A-Boy2k6
2 tháng 5 2018 lúc 19:28

Gửi ba thân yêu của con!

Lâu rồi ba không gửi thư về, cả nhà mình ai cũng mong và nhớ ba nhiều lắm. Bé Ốc cứ nhắc ba hoài à, những lúc nhớ ba, em lại chạy tới ôm mẹ và hỏi: “Khi nào ba về hả mẹ?” giống y hệt như con ngày xưa cũng hay hỏi mẹ như thế mỗi khi ba vắng nhà thật lâu.

Một tuần nay đài báo nói nhiều về tình hình căng thẳng ở biển Đông - nơi mà ba của con canh giữ đang bị đe dọa bởi hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc, con thấy lo lắm ba ạ. Con lo cho ba - người mà con luôn yêu thương và tự hào nhất, không biết ba có khỏe không, có ăn uống đầy đủ không hay sự ngang ngược của đối phương lại làm ba ngày đêm thao thức.

Ba ơi, mắt mẹ đã buồn hơn và những giọt nước mắt lại khẽ rơi trong đêm vì lo lắng cho ba từng ngày. Con mong sao những kẻ có ý đồ xâm lược ngoài kia có thể hiểu ra lẽ phải, sự đúng đắn mà chúng đang đi ngược lại bằng những hành động vi phạm chủ quyền và những lời nói trắng trợn hòng che lấp sự thật, để Tổ quốc thân yêu này lại trở về với sự bình yên, để ba của con ngoài đảo xa xôi kia và bao người lính khác được làm nhiệm vụ trong sự yên tâm của những người thân trên đất liền, để những người vợ, người mẹ không phải âm thầm lau đi những giọt nước mắt rơi trên khóe mi hàng đêm nữa

Ba ơi, những câu hát và tiếng đàn guitar ngày nào vẫn còn đây, trong trái tim nhỏ bé của con:

“Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam!

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng

Vùi sâu trong đáy những gì yêu thương

Biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương…”

Ngày con còn bé, ba đã dạy cho con về tình yêu đối với biển đảo quê hương bằng những câu hát êm đềm như thế. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con như một phần máu thịt, như niềm tự hào của con đối với ba và tình yêu mà con dành cho mảnh đất thân yêu này.

Kể từ ngày ba nhận nhiệm vụ ra ngoài đảo, con không còn nghe ba hát những giai điệu ngọt ngào ấy nữa. Nhưng ba biết không, ở nhà mẹ đã thay ba hát cho chúng con nghe những bài hát về biển, nghe mẹ kể những câu chuyện về những người lính hải quân đang canh giữ ngoài biển đảo và cả những câu chuyện tình yêu của ba mẹ gắn liền với biển đảo như thế nào.

Mẹ nói với con và bé Ốc là hai giọt nước mà ba mẹ mang từ biển về, là những đứa con được sinh ra từ lòng biển, chan chứa niềm yêu thương và sự ấm áp. Cho nên, biển đối với con cũng là ngôi nhà thứ hai của mình, con luôn yêu và luôn hướng về như trái tim của bao người dân đang từng ngày, từng giờ hướng về biển Đông, nơi chính quyền Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm.

Việc làm của Trung Quốc đã gây bất bình sâu sắc triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt và nhiều bạn bè quốc tế khác. Con gái của ba đã lớn, với cái tuổi 18, con hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, hiểu rõ hơn về công việc mà ba đang làm, nhiệm vụ lớn lao mà ba đang gánh vác trên vai. Cho nên, con càng cảm thấy tức giận hơn với hành động của Trung Quốc, xót xa hơn cho đất nước mình ba ạ. Tại sao nước Việt Nam mình lại phải chịu nhiều nỗi đau đến thế? Nỗi đau nào cũng dài và để lại nhiều vết thương...

Hôm trước con có đọc bài viết Nhà thơ, Tổ quốc và tự do, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã nói như thế này ba ạ: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, để dựng xây non nước này. Và biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay”... Chính vì thế cho nên, khi đất nước gặp nguy khó, ngay những đứa trẻ còn nằm nôi như Thánh Gióng bỗng lớn nhanh như thổi để đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Lòng yêu nước đã trở thành động lực để các thế hệ cha anh bao đời nay đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước. Những anh hùng đã anh dũng hy sinh, bao tấm lưng đã ngã xuống như Phan Đình Giót lao cả thân mình lấp lỗ châu mai, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo… Một dân tộc như thế hoàn toàn xứng đáng có được sự bình yên và hạnh phúc đúng không ba?

Và con cũng tin vào thế hệ trẻ chúng con có thể hiểu được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc. Bản thân con sẽ cố gắng thật nhiều để trở thành một nhà báo giỏi, trở thành niềm tự hào lớn của ba.

Ba ơi, con chỉ có một ước mơ duy nhất lúc này làm sao ba có thể hoàn thành nhiệm vụ và trở về với gia đình mình – nơi có ba mẹ con luôn yêu ba và tự hào về ba thật nhiều.

Dẫu biết rằng đất liền và Trường Sa xa lắm, nhưng con tin ba sẽ nhận được bức thư này của con, những tình cảm yêu thương của con dành cho ba. Con nhớ ba thật nhiều!

Gửi ba nghìn nụ hôn của ba mẹ con!

Con gái của ba!

Winersenan  ๖ۣۜ ღ๖ۣۜHuyề...
2 tháng 5 2018 lúc 19:33

Đó là bài dẫn một chương trình đêm nhạc dành tặng những chiến sĩ, những người con đất Việt đang ngày đêm vững tay súng bảo vệ Tổ quốc. Không hiểu sao qua đề tài ấy, hình ảnh các chiến sĩ làm nhiệm vụ trong những đêm đông lạnh lại hiện rõ trong tâm trí tôi hơn bao giờ hết.

xjyaI4zt.jpg

Minh họa: Mặc Tuân

Dòng suy tư đưa tôi về với hình ảnh anh vệ quốc quân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được nhà thơ Chính Hữu khắc họa với một vẻ đẹp giản dị và đầy lạc quan được nêu bật trong tình đồng chí, tình đồng đội keo sơn. Các chiến sĩ làm nhiệm vụ trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết "rừng hoang sương muối" và sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Những chàng trai quả cảm và đầy tinh thần yêu nước phải chống chọi với cái buốt giá của mùa đông nơi núi rừng với "áo rách vai" và "chân không giày".

Trong gian lao, những chiến sĩ ấy vẫn chắc tay súng và "chờ giặc tới" vì các anh luôn vững niềm tin, yêu Tổ quốc và mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ. Niềm tin tưởng, niềm lạc quan ngời lên từ nụ cười: "chân không giày, miệng cười buốt giá”, cười trong gian lao thử thách và những hiểm nguy của cuộc kháng chiến trường kỳ. Niềm lạc quan ấy không chỉ được sưởi ấm bằng một con tim, một khối óc mà còn được truyền lửa qua các thế hệ người lính và giữa các chiến sĩ trong cùng thế hệ.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt Nam. Và ngày hôm nay, những phẩm chất ấy lại sáng ngời khi các chiến sĩ hải quân thân yêu đang mang trọng trách vẻ vang gìn giữ nền hòa bình cho dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam kính yêu luôn cố gắng làm trọn nhiệm vụ bảo vệ quê hương, đất nước.

Lại một mùa đông đang đến, nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Bên cạnh những vất vả trong nhiệm vụ và cuộc sống thường nhật trên đảo, khi gió đông về, nỗi nhớ gia đình, nhớ người thân hẳn đang dậy lên trong lòng những người lính đảo.

Tôi chưa một lần đến Trường Sa, chỉ biết nơi đó qua sách địa lý, là quần đảo cách đất liền 250 hải lý về phía đông. Một quần đảo thường xuyên đón những cơn gió mạnh, dông và bão lớn đi qua. Nhất là những ngày cuối năm, thời tiết càng diễn biến phức tạp hơn. Tôi biết đến Trường Sa qua ánh sáng của nhà giàn DK1, ngọn hải đăng bừng sáng chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nơi các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương trong phóng sự "Thắp sáng nhà giàn DK1" của báo Tuổi Trẻ.

Tôi còn biết đến Trường Sa qua gương mặt sạm đen nắng gió của chàng binh nhất Trần Minh Hậu từ đêm cầu truyền hình trực tiếp "Hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo Tổ quốc". Sau khi xem xong chương trình ấy, tôi phần nào hiểu được cuộc sống người lính hải quân.

Nhưng ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của các anh, vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực và nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo.Và trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất là các anh phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian khiến người ta cảm thấy chơi vơi và cô đơn hơn bao giờ hết.

Tuy vậy, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ quốc, cho cả dân tộc, trong đó có người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, những chàng trai không những đem đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà cả dân tộc cũng hạnh phúc nhờ sự yên bình mà các anh mang lại.

Nhằm động viên và tạo điều kiện cho các chiến sĩ nơi đảo xa sống và làm nhiệm vụ tốt hơn, cứ những độ vào đông, những chuyến tàu tết chở quà từ đất liền ra tặng lính đảo, đủ loại thức ăn từ mọi miền đất nước và đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt, những chuyến tàu ấy còn chở cả tình yêu thương, những lời động viên của đồng bào cả nước.

Cùng với những chuyến tàu tết, còn vô số những hoạt động hướng về biển đảo thân yêu có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, có cả những hoạt động sôi nổi của tuổi trẻ nước nhà. Tình cờ lướt qua website của Thành đoàn TP.HCM, tôi cảm thấy tiếc khi bỏ lỡ những hoạt động sôi nổi giàu ý nghĩa "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương".

Tôi mơ ước có thể góp được phần vào những cành mai, cành đào, báo xuân, mứt tết mà các nữ sinh viên Trường đại học Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu gửi tặng các anh.Tôi mong hòa mình vào niềm vui viết bao điều ước và gửi tặng thiệp xuân cho các chiến sĩ của các bạn sinh viên Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, mong được đồng hành trọn vẹn hơn với cuộc thi do Hội Sinh viên VN phát động "Sinh viên Việt Nam với biển, đảo quê hương".

Đông đang đến mang theo từng cơn gió lạnh, khi chúng ta đang rộn ràng chào đông, rồi hân hoan đón xuân bên gia đình và bè bạn, đừng quên nơi hải đảo xa xôi, trong gió rét, trong nỗi bâng khuâng nhớ nhà, xa quê, có những chiến sĩ vững tay súng ngày đêm để giữ hòa bình cho quê hương. Tuy không thể tham gia chuyến hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" trên chuyến tàu HQ 957 cùng các bạn đoàn viên thanh niên ra đảo thăm các anh, nhưng tôi luôn hướng về các anh - những anh bộ đội thân thương.

"Anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi. Thương nhớ sao người chiến sĩ Trường Sa ơi!".

nguyenvandoanh
2 tháng 5 2018 lúc 19:47

Gửi ba thân yêu

Lâu rồi ba không gửi thư về, cả nhà mình ai cũng mong và nhớ ba nhiều lắm. Bé Ốc cứ nhắc ba hoài à, những lúc nhớ ba, em lại chạy tới ôm mẹ và hỏi: “Khi nào ba về hả mẹ?” giống y hệt như con ngày xưa cũng hay hỏi mẹ như thế mỗi khi ba vắng nhà thật lâu.

Một tuần nay đài báo nói nhiều về tình hình căng thẳng ở biển Đông - nơi mà ba của con canh giữ đang bị đe dọa bởi hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc, con thấy lo lắm ba ạ. Con lo cho ba - người mà con luôn yêu thương và tự hào nhất, không biết ba có khỏe không, có ăn uống đầy đủ không hay sự ngang ngược của đối phương lại làm ba ngày đêm thao thức.

Ba ơi, mắt mẹ đã buồn hơn và những giọt nước mắt lại khẽ rơi trong đêm vì lo lắng cho ba từng ngày. Con mong sao những kẻ có ý đồ xâm lược ngoài kia có thể hiểu ra lẽ phải, sự đúng đắn mà chúng đang đi ngược lại bằng những hành động vi phạm chủ quyền và những lời nói trắng trợn hòng che lấp sự thật, để Tổ quốc thân yêu này lại trở về với sự bình yên, để ba của con ngoài đảo xa xôi kia và bao người lính khác được làm nhiệm vụ trong sự yên tâm của những người thân trên đất liền, để những người vợ, người mẹ không phải âm thầm lau đi những giọt nước mắt rơi trên khóe mi hàng đêm nữa…


“Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam!Ba ơi, những câu hát và tiếng đàn guitar ngày nào vẫn còn đây, trong trái tim nhỏ bé của con:

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng

Vùi sâu trong đáy những gì yêu thương

Biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương…”

Ngày con còn bé, ba đã dạy cho con về tình yêu đối với biển đảo quê hương bằng những câu hát êm đềm như thế. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con như một phần máu thịt, như niềm tự hào của con đối với ba và tình yêu mà con dành cho mảnh đất thân yêu này.

Kể từ ngày ba nhận nhiệm vụ ra ngoài đảo, con không còn nghe ba hát những giai điệu ngọt ngào ấy nữa. Nhưng ba biết không, ở nhà mẹ đã thay ba hát cho chúng con nghe những bài hát về biển, nghe mẹ kể những câu chuyện về những người lính hải quân đang canh giữ ngoài biển đảo và cả những câu chuyện tình yêu của ba mẹ gắn liền với biển đảo như thế nào.

Mẹ nói với con và bé Ốc là hai giọt nước mà ba mẹ mang từ biển về, là những đứa con được sinh ra từ lòng biển, chan chứa niềm yêu thương và sự ấm áp. Cho nên, biển đối với con cũng là ngôi nhà thứ hai của mình, con luôn yêu và luôn hướng về như trái tim của bao người dân đang từng ngày, từng giờ hướng về biển Đông, nơi chính quyền Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm.

Việc làm của Trung Quốc đã gây bất bình sâu sắc triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt và nhiều bạn bè quốc tế khác. Con gái của ba đã lớn, với cái tuổi 18, con hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, hiểu rõ hơn về công việc mà ba đang làm, nhiệm vụ lớn lao mà ba đang gánh vác trên vai. Cho nên, con càng cảm thấy tức giận hơn với hành động của Trung Quốc, xót xa hơn cho đất nước mình ba ạ. Tại sao nước Việt Nam mình lại phải chịu nhiều nỗi đau đến thế? Nỗi đau nào cũng dài và để lại nhiều vết thương...

Hôm trước con có đọc bài viết Nhà thơ, Tổ quốc và tự do, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã nói như thế này ba ạ: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, để dựng xây non nước này. Và biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay”... Chính vì thế cho nên, khi đất nước gặp nguy khó, ngay những đứa trẻ còn nằm nôi như Thánh Gióng bỗng lớn nhanh như thổi để đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Lòng yêu nước đã trở thành động lực để các thế hệ cha anh bao đời nay đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước. Những anh hùng đã anh dũng hy sinh, bao tấm lưng đã ngã xuống như Phan Đình Giót lao cả thân mình lấp lỗ châu mai, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo… Một dân tộc như thế hoàn toàn xứng đáng có được sự bình yên và hạnh phúc đúng không ba?

Và con cũng tin vào thế hệ trẻ chúng con có thể hiểu được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc. Bản thân con sẽ cố gắng thật nhiều để trở thành một nhà báo giỏi, trở thành niềm tự hào lớn của ba.

Ba ơi, con chỉ có một ước mơ duy nhất lúc này làm sao ba có thể hoàn thành nhiệm vụ và trở về với gia đình mình – nơi có ba mẹ con luôn yêu ba và tự hào về ba thật nhiều.

Dẫu biết rằng đất liền và Trường Sa xa lắm, nhưng con tin ba sẽ nhận được bức thư này của con, những tình cảm yêu thương của con dành cho ba. Con nhớ ba thật nhiều!

Gửi ba nghìn nụ hôn của ba mẹ con!

Con trai của ba!

Trần Tuệ Lâm
23 tháng 1 2019 lúc 20:06

Kì cục quá à!

Dễ thươngNhãn
Nguyễn Thảo Linh
8 tháng 5 2019 lúc 18:04

đang tưởng tượng mà


Các câu hỏi tương tự
Phan Phú An
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai
Xem chi tiết
Cố Lâm Linh
Xem chi tiết
Thân Thùy Bảo Trân
Xem chi tiết
Phan Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Nam
Xem chi tiết
Lê hà Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thu
Xem chi tiết