$  i love me :)))))))))

hãy tả lại  kì nghỉ  hè trong dịch covid-19

Ken FF Apaxleader
4 tháng 8 2021 lúc 19:39
 

Có người đã từng nói: “Kỉ niệm đẹp không phải vì nó vui hay buồn mà vì nó không bao giờ trở lại”. Trong suốt cuộc đời mỗi con người, có những kỉ niệm chỉ là bâng quơ, vu vơ như gió thoảng mây trôi, cũng có những kỉ niệm in đậm mãi trong tâm trí, theo ta đi cùng năm tháng. Những kỉ niệm dù có vui hay buồn nhưng đều để lại trong ta một dấu ấn khó phai. Mỗi lần lật mở trang sách kí ức, gặp lại những kỉ niệm ấy, ta bất giác nở nụ cười hoặc lại trầm tư theo những mơ tưởng. Kỉ niệm của mỗi người có thể gắn với gia đình, bạn bè, đôi khi chỉ là những thứ đơn sơ, nhỏ bé như cái cây, con đường, một khung cảnh tình cờ lướt qua, một người bất chợt gặp trên phố...Những kỉ niệm đáng nhớ giúp cho khoảng trời kí ức của ta thêm phong phú, để khi nhìn lại nó, ta có một phút chiêm nghiệm về chính bản thân và cuộc đời, dũng cảm bước tiếp về phía tương lai. Nếu được yêu cầu kể về một kỉ niệm của bản thân, chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ có rất nhiều điều muốn kể. Kể về kỉ niệm cũng giống như một lần nhìn lại quá khứ, để xem rằng ai đã ghi dấu ấn trong cuộc đời ta, và đã để lại dấu ấn ấy như thế nào. Và trong thời gian tránh dịch Covid-19 vừa qua , tôi cũng có một kỉ niệm đáng nhớ mà tôi không thể quên được.

           Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do vi-rút Corona, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.Trong đó, nhà trường và giáo viên đóng vai trò then chốt. Việc chia sẻ thông tin chính xác và khoa học về COVID-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em trước các tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống.

   Vi rút Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó. Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút.

Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh.Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền. Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona nCoV gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân. gười dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn.

Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona nCoV, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc. Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

2. Những người từ Trung Quốc trở về: Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

3. Những người đi đến Trung Quốc: Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona nCoV. Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

    Tuy biết những điều trên nhưng tôi vẫn không hoàn thành được. Lúc ấy, vì thành tích của tôi học tập tốt nên được ba mẹ có một chuyến đi chơi tạiThủy cung Vinpearl – Vinpearl Aquarium Times City . Vì vui quá nên tôi không để ý cho lắm. cảnh quan ở đây thật đẹp thật phong phú. Khi đi chơi xong, tôi về nhà cô tôi ở tạm vài hôm. Nhưng đêm hôm ấy, tôi có biểu hiện sốt, ho . Tôi nghĩ  chắc là tôi bị cảm cúm thông thường nên tôi không để ý cho lắm.  Hai tuần sau, bệnh càng ngày càng nặng hơn nên tôi mới do dự đến bệnh viện . Sau đó bác sĩ chuẩn đoán  là tôi bị âm tính với Covid-19. Lúc đó, tôi mới lo lắng làm sao . Và sau đó, tôi đã được cách ly. Tôi rất ân hận về điều đã không lắng nghe và tự phán xét cho mình là đúng. Và đây là kỉ niệm đáng nhớ trong dịch Covid-19 của tôi vừa qua.


Các câu hỏi tương tự
Phương Nguyễn
Xem chi tiết
Văn Thanh Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Vân Anh
Xem chi tiết
huan pham khoa
Xem chi tiết
huan pham khoa
Xem chi tiết
huan pham khoa
Xem chi tiết
Trần Nhật Quang
Xem chi tiết
Huong Dang
Xem chi tiết