Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện có các nhân vật : Thánh Gióng, cha mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả.
- Nhân vật chính là Thánh Gióng được xây dựng kì ảo, tưởng tượng:
+ Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.
+ Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.
+ Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó lớn nhanh như thổi.
+ Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.
+ Bay lên trời.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Ý nghĩa các chi tiết :
a. Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
b. Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.
c. Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.
d. Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.
đ. Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.
e. Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: biểu tượng rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường chống ngoại xâm của dân tộc, là ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.
Câu 4* (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử: thời Hùng Vương, dân tộc ta chống giặc ngoại xâm phương Bắc bảo vệ độc lập và huy động sức mạnh toàn dân tộc. Vũ khí sử dụng ngày càng hiện đại.