Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.
Đoạn văn trên bàn về nội dung?
A. Cái hay của một bài thơ
B. Cách đọc một bài thơ
C. Tư tưởng trong thơ
D. Tư tưởng trong nghệ thuật
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!
Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!
Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
d) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?
Đọc hiểu
Trời đã bắt đầu ấm dần. Từng đàn chim nối đuôi nhau bay lượn, hót ríu rít chào đón xuân sang. Dường như cỏ cây như bừng tỉnh dậy sau những tháng ngày lạnh lẽo của mùa đông, xôn xao khoe chồi non, lộc biếc. Trong vườn, trăm loài hoa đua nở. Ong bướm dập dìu bay lượn quấn quýt trong màu hoa hương hoa. Nắng xuân vàng tươi. Cảnh núi sông đẹp như gấm hoa. Ai cũng thấy lòng phơi phới . ( Thu Hiền – Mùa xuân về ) Câu a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu b. Đoạn văn được trình bày theo cách nào ?
Câu c. Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
Câu d. Tìm thành phần trạng ngữ và thành phần tình thái có trong văn bản trên.
Câu 01:
Đọc hiểu
Trời đã bắt đầu ấm dần. Từng đàn chim nối đuôi nhau bay lượn, hót ríu rít chào đón xuân sang. Dường như cỏ cây như bừng tỉnh dậy sau những tháng ngày lạnh lẽo của mùa đông, xôn xao khoe chồi non, lộc biếc. Trong vườn, trăm loài hoa đua nở. Ong bướm dập dìu bay lượn quấn quýt trong màu hoa hương hoa. Nắng xuân vàng tươi. Cảnh núi sông đẹp như gấm hoa. Ai cũng thấy lòng phơi phới . ( Thu Hiền – Mùa xuân về ) Câu a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu b. Đoạn văn được trình bày theo cách nào ?
Câu c. Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
Câu d. Tìm thành phần trạng ngữ và thành phần tình thái có trong văn bản trên.
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!
Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.
Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (3) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực. (Trích báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015) (*) tha nhân: người khác
Câu hỏi:
a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
. b. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn (1) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
c. (1.0 điểm) Hãy nêu ý chính của đoạn (2). d. (1.0 điểm) Kể ra 3 hành động “quan tâm đến tha nhân” mà mỗi học sinh nên thực hiện mỗi ngày.
Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó
Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết không phải là như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha mà vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.