Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị My Na

Hãy nêu ý nghĩa của hoa mai vào dịp tết

              Nhanh mk tick cho

Boboiboybv
19 tháng 2 2018 lúc 13:00

Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu hy vọng, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý (vì trùng với màu của vàng), hợp với niềm hân hoan chờ đón Tết đang rạo rực trong lòng người dân. Với ý nghĩa đó, gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc, tiền tài, công danh được dâng cao gấp bội. 

Theo quan niệm của nhiều người, hoa mai nở càng có nhiều cánh thì càng đẹp và nhà đó càng giàu có. Nhưng theo quan niệm của các cụ già xưa, nếu cây mai nhà nào chỉ nở toàn hoa mai 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát đại quý” trong năm đó.Hoa mai thích hợp với khí hậu ở miền Trung và miền Nam nước ta. 

Mai vàng tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy, hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó. 
đây ý nghĩa đây ^^

Nguyen Sy Duy Manh
19 tháng 2 2018 lúc 12:56

lên google là có hết

Boboiboybv
19 tháng 2 2018 lúc 12:56

Vào những ngày tết đến , mọi gia đình đều tất bật cho việc chuẩn bị sắm sửa đồ đạc trong gia đình , nhưng không khí ngày tết đến của mỗi gia đình thì không thể nào thiếu một chậu mai vàng đặt trong nhà , hay những nhánh mai vàng nhỏ đặt trên bàn thờ tổ tiên . 

Ngoài đường , mọi đường đua nhau ra để ngắm những cây mai vàng nở rộ một góc đường đầy rực rỡ , chỉ vậy thôi cũng đủ cho ta biết rằng ngày tết đã cận kề . Nhưng có lẽ , hoa mai vàng phải có một ý nghĩa đặc biệt nên nó được trở thành một biểu tượng đặc trưng của ngày tết Việt Nam. 

Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu hy vọng, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý (vì trùng với màu của vàng), hợp với niềm hân hoan chờ đón Tết đang rạo rực trong lòng người dân. Với ý nghĩa đó, gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc, tiền tài, công danh được dâng cao gấp bội. 
Theo quan niệm của nhiều người, hoa mai nở càng có nhiều cánh thì càng đẹp và nhà đó càng giàu có. Nhưng theo quan niệm của các cụ già xưa, nếu cây mai nhà nào chỉ nở toàn hoa mai 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát đại quý” trong năm đó.Hoa mai thích hợp với khí hậu ở miền Trung và miền Nam nước ta. 

Mai vàng tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy, hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó. 
Người dân Việt Nam thường thích chọn cây mai thờ cúng và trang trí trong nhà vào ngàyTết không phải là điều ngẫu nhiên. Hình ảnh cây mai nở rộ trong ngày đầu xuân là bài học đạo lý đối với mọi người và mọi nhà. 

Ngày nay, hoa mai có thể nở được quanh năm, vì chỉ cần làm cho mai rụng lá thì nụ hoa sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ có hoa mai nở trong dịp Tết, người dân mới cảm nhận được sâu đậm của hoa mai trong không khí của ngày Tết mà thôi. 

Cũng có vài nhà sẽ đưa chậu mai nhà đến các cửa hàng dịch vụ để nhờ họ chăm sóc chậu mai , hoặc có gia đình sẽ mướn những chậu mai về đặt trong nhà vào những ngày tết nếu như họ không có điều kiện để “ chơi “ mai . Nhưng dù sao đi chăng nữa , một chậu mai vào ngày tết là điều không thể thiếu trông mỗi gia đình vào những ngày tết sắp đến , cây mai tùy đơn thuần chỉ là một loài hoa không mùi thơm nhưng nó luôn chứa đựng sắc hoa , sắc thần cho không khí tết Việt Nam . 

haha

Nguyễn Thị My Na
19 tháng 2 2018 lúc 12:57

xớ tui đang cần đó 

nguyễn thu phương
19 tháng 2 2018 lúc 12:57

hỏi anh cốc cốc hỏi chị google

Nguyễn Thị My Na
19 tháng 2 2018 lúc 12:58

anh Hải ý nghĩa anh ơi

Aug.21
19 tháng 2 2018 lúc 12:58

Vào những ngày tết đến , mọi gia đình đều tất bật cho việc chuẩn bị sắm sửa đồ đạc trong gia đình , nhưng không khí ngày tết đến của mỗi gia đình thì không thể nào thiếu một chậu mai vàng đặt trong nhà , hay những nhánh mai vàng nhỏ đặt trên bàn thờ tổ tiên . 

Ngoài đường , mọi đường đua nhau ra để ngắm những cây mai vàng nở rộ một góc đường đầy rực rỡ , chỉ vậy thôi cũng đủ cho ta biết rằng ngày tết đã cận kề . Nhưng có lẽ , hoa mai vàng phải có một ý nghĩa đặc biệt nên nó được trở thành một biểu tượng đặc trưng của ngày tết Việt Nam. 

Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu hy vọng, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý (vì trùng với màu của vàng), hợp với niềm hân hoan chờ đón Tết đang rạo rực trong lòng người dân. Với ý nghĩa đó, gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc, tiền tài, công danh được dâng cao gấp bội. 

Theo quan niệm của nhiều người, hoa mai nở càng có nhiều cánh thì càng đẹp và nhà đó càng giàu có. Nhưng theo quan niệm của các cụ già xưa, nếu cây mai nhà nào chỉ nở toàn hoa mai 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát đại quý” trong năm đó.Hoa mai thích hợp với khí hậu ở miền Trung và miền Nam nước ta. 

Mai vàng tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy, hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó. 

Người dân Việt Nam thường thích chọn cây mai thờ cúng và trang trí trong nhà vào ngày Tết không phải là điều ngẫu nhiên. Hình ảnh cây mai nở rộ trong ngày đầu xuân là bài học đạo lý đối với mọi người và mọi nhà. 

Ngày nay, hoa mai có thể nở được quanh năm, vì chỉ cần làm cho mai rụng lá thì nụ hoa sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ có hoa mai nở trong dịp Tết, người dân mới cảm nhận được sâu đậm của hoa mai trong không khí của ngày Tết mà thôi. 

Cũng có vài nhà sẽ đưa chậu mai nhà đến các cửa hàng dịch vụ để nhờ họ chăm sóc chậu mai , hoặc có gia đình sẽ mượn những chậu mai về đặt trong nhà vào những ngày tết nếu như họ không có điều kiện để “ chơi “ mai . Nhưng dù sao đi chăng nữa , một chậu mai vào ngày tết là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình vào những ngày tết sắp đến , cây mai tuy đơn thuần chỉ là một loài hoa không mùi thơm nhưng nó luôn chứa đựng sắc hoa , sắc thần cho không khí tết Việt Nam . 

Nguyen Sy Duy Manh
19 tháng 2 2018 lúc 13:00

Cây mai Tết

Hoa mai chẳng những đẹp mà màu sắc lại luôn tươi thắm, không phai nhạt, héo úa. Đến thời kỳ rơi rụng, mai vẫn có sức cuốn hút kỳ diệu. Nguyễn Trãi ví những cánh hoa rơi như ngọc rụng: “Ngắm hoa tàn xem ngọc rụng” (bài Tự thán 35), nên với vẻ đẹp và cái tinh thần trong trắng ấy, mai dễ chiếm được tình người.

Tùy kiểu dáng và đặc trưng của từng loại mà mai có những tên khác nhau. Hoa trắng tinh khôi thì gọi bạch mai, cũng có người gọi chi mai hoặc mai ngự sử; đế hoa màu xanh thì gọi mai thanh đài. Hoa màu vàng được ưa thích nhứt, gọi hoàng mai hay huỳnh mai, do trổ bông vào tháng chạp nên cũng gọi lạp mai, còn trổ cả bốn mùa thì gọi mai tứ quý, có người còn gọi mai trường an.

Hoa màu đỏ gọi hồng mai, đế hoa màu hồng ngọc, cũng có loại đế màu xanh, có cành đan cài giống hình chữ “nữ” (chữ Hán) như sáu cái gạc nai thì gọi là mai thanh đài lục ngạc. Loại hoa màu tím có trái màu vàng, cả hoa và trái đều kết thành chùm, nhiều và dài như xâu chuỗi, gọi mai chuỗi. Lại có loại mai màu trắng, nhỏ, quý phái, khi nở hoa chếch nghiêng mình xuống nước, nên gọi mai chiếu thủy…

Nhưng vì sao lại gọi là mai? Với người Nam Bộ mai vàng có ý nghĩa gì? Chúng ta thử tìm duyên cớ.

Ban mai là thời điểm bắt đầu của một ngày mới, đầy tin tưởng và hi vọng. Mai, với đặc tính trổ hoa vào giữa đông, cho dù tiết trời đang lạnh giá, vạn vật như đang run rẩy, co cụm, mai vẫn cố vận hành, vươn lên để hoàn tất khâu khởi động, sẵn sàng tươi cười khoe sắc ngay khi xuân đến! Bởi gan góc như vậy nên mới được công nhận là nở trước nhất so với các loài danh hoa khác. Hoa mai được cấu tạo bởi năm cánh đều nhau, hoặc nhiều hơn, có khi hàng chục, thậm chí hàng trăm, kết dính vào tâm điểm, tạo thành một hình tròn thanh nhã y như hình ảnh của mặt trời mọc với những tia nắng ấm chiếu tỏa lúc sáng sớm.

Nói cách khác, mai nở vào thời điểm ấy như vầng dương ló dạng lúc bình minh trong ngày xuân nhật, cũng là buổi ban mai của năm mới. Vì vậy “hoa hậu” ấy mang tên “mai” – một tên gọi biểu trưng cho những gì cao đẹp nhất, tốt lành nhất, tuyệt nhất. Dân gian không phân biệt âm giọng, nên cũng hiểu mai là may mắn; và mai vàng là may mắn được vàng (24k).

Chi mai, tức mai ngự sử và nhất chi mai
 

Ba tên gọi của hai loài mai, nhưng chỉ cùng một sự tích. Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục:

Tập Biên biểu chép việc Lê Quý Ly cũng khá kỳ! Chép rằng: Thời vua họ Trần nước Giao Chỉ, có tên Lê Quý Ly, quán tỉnh Giang Tây qua nước đó buôn bán. Khi thuyền cặp bến, y bước lên bỗng thấy trên bãi cát có câu rằng: 

"Quảng Hàn cung lý nhất chi mai" - (Một cành mai trong cung Quảng Hàn).

Về sau Quý Ly di duyên được chức quan nước ấy. Một hôm Trần vương ra nghỉ mát ở điện Thanh Thử, trước sân điện có hàng ngàn cây quế. Vua nhân ra cho quần thần một câu đối rằng:

"Thanh Thử điện tiền thiên phụ quế" - (Ngàn cây quế trước điện Thanh Thử).

Các quan bồi tùng chưa vị nào đối kịp thì Quý Ly cũng trong hàng quan đó, chợt nhờ câu thơ đã thấy trên bãi cát hồi xưa liền đem đối ngay. Vua nghe câu đối của Quý Ly rất đỗi kinh ngạc, phán rằng: «Sao ngươi lại biết việc riêng trong cung trẫm?».

Số là vua có cô công chúa tên là Nhất Chi Mai. Vua dựng riêng một cung cho cô ở, đặt tên là cung Quảng Hàn.

Quý Ly được vua hỏi, bèn đem sự thật tâu lên.

Vua rằng: "Nếu vậy là số trời!". Bèn gả Nhất Chi Mai cho Quý Ly. 

Đĩa gốm cổ_Mai là bạn cũ hạc là người quen.

Từ sự tích này và phối kiểm với sử cũ của ta, rõ ràng Quý Ly là "người nhà" của vua Trần Nghệ Tông, do đó được trọng dụng, tự xưng nhiều chức và lộng quyền, hay tâu rỗi và đàn hặc các quan y như vai trò của một ngự sử. Người thời ấy do không rõ việc ở cung đình – cũng có thể do những người thân tín Quý Ly – nhân thấy công chúa có nét đẹp đài các, lại tên có chữ Mai, nên đã mượn tên của nàng đặt cho một loài mai cực đẹp là nhất chi mai. Lại một loài hoa khác không kém vẻ kiêu sa, người ta cũng mượn tên nàng để đặt, gọi chi mai (không có chữ nhất để phân biệt với nhất chi mai) hoặc gọi gộp luôn cả tên nàng và «chức» của chồng (cho có đôi) là mai ngự sử.

Nếu miền Bắc "mỗi năm hoa đào nở…" thì ở miền Nam mừng Xuân không thể thiếu mai !

Nguyen Sy Duy Manh
19 tháng 2 2018 lúc 16:02

Cây mai Tết

Hoa mai chẳng những đẹp mà màu sắc lại luôn tươi thắm, không phai nhạt, héo úa. Đến thời kỳ rơi rụng, mai vẫn có sức cuốn hút kỳ diệu. Nguyễn Trãi ví những cánh hoa rơi như ngọc rụng: “Ngắm hoa tàn xem ngọc rụng” (bài Tự thán 35), nên với vẻ đẹp và cái tinh thần trong trắng ấy, mai dễ chiếm được tình người.

Tùy kiểu dáng và đặc trưng của từng loại mà mai có những tên khác nhau. Hoa trắng tinh khôi thì gọi bạch mai, cũng có người gọi chi mai hoặc mai ngự sử; đế hoa màu xanh thì gọi mai thanh đài. Hoa màu vàng được ưa thích nhứt, gọi hoàng mai hay huỳnh mai, do trổ bông vào tháng chạp nên cũng gọi lạp mai, còn trổ cả bốn mùa thì gọi mai tứ quý, có người còn gọi mai trường an.

Hoa màu đỏ gọi hồng mai, đế hoa màu hồng ngọc, cũng có loại đế màu xanh, có cành đan cài giống hình chữ “nữ” (chữ Hán) như sáu cái gạc nai thì gọi là mai thanh đài lục ngạc. Loại hoa màu tím có trái màu vàng, cả hoa và trái đều kết thành chùm, nhiều và dài như xâu chuỗi, gọi mai chuỗi. Lại có loại mai màu trắng, nhỏ, quý phái, khi nở hoa chếch nghiêng mình xuống nước, nên gọi mai chiếu thủy…

Nhưng vì sao lại gọi là mai? Với người Nam Bộ mai vàng có ý nghĩa gì? Chúng ta thử tìm duyên cớ.

Ban mai là thời điểm bắt đầu của một ngày mới, đầy tin tưởng và hi vọng. Mai, với đặc tính trổ hoa vào giữa đông, cho dù tiết trời đang lạnh giá, vạn vật như đang run rẩy, co cụm, mai vẫn cố vận hành, vươn lên để hoàn tất khâu khởi động, sẵn sàng tươi cười khoe sắc ngay khi xuân đến! Bởi gan góc như vậy nên mới được công nhận là nở trước nhất so với các loài danh hoa khác. Hoa mai được cấu tạo bởi năm cánh đều nhau, hoặc nhiều hơn, có khi hàng chục, thậm chí hàng trăm, kết dính vào tâm điểm, tạo thành một hình tròn thanh nhã y như hình ảnh của mặt trời mọc với những tia nắng ấm chiếu tỏa lúc sáng sớm.

Nói cách khác, mai nở vào thời điểm ấy như vầng dương ló dạng lúc bình minh trong ngày xuân nhật, cũng là buổi ban mai của năm mới. Vì vậy “hoa hậu” ấy mang tên “mai” – một tên gọi biểu trưng cho những gì cao đẹp nhất, tốt lành nhất, tuyệt nhất. Dân gian không phân biệt âm giọng, nên cũng hiểu mai là may mắn; và mai vàng là may mắn được vàng (24k).

Chi mai, tức mai ngự sử và nhất chi mai
 

Ba tên gọi của hai loài mai, nhưng chỉ cùng một sự tích. Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục:

Tập Biên biểu chép việc Lê Quý Ly cũng khá kỳ! Chép rằng: Thời vua họ Trần nước Giao Chỉ, có tên Lê Quý Ly, quán tỉnh Giang Tây qua nước đó buôn bán. Khi thuyền cặp bến, y bước lên bỗng thấy trên bãi cát có câu rằng: 

"Quảng Hàn cung lý nhất chi mai" - (Một cành mai trong cung Quảng Hàn).

Về sau Quý Ly di duyên được chức quan nước ấy. Một hôm Trần vương ra nghỉ mát ở điện Thanh Thử, trước sân điện có hàng ngàn cây quế. Vua nhân ra cho quần thần một câu đối rằng:

"Thanh Thử điện tiền thiên phụ quế" - (Ngàn cây quế trước điện Thanh Thử).

Các quan bồi tùng chưa vị nào đối kịp thì Quý Ly cũng trong hàng quan đó, chợt nhờ câu thơ đã thấy trên bãi cát hồi xưa liền đem đối ngay. Vua nghe câu đối của Quý Ly rất đỗi kinh ngạc, phán rằng: «Sao ngươi lại biết việc riêng trong cung trẫm?».

Số là vua có cô công chúa tên là Nhất Chi Mai. Vua dựng riêng một cung cho cô ở, đặt tên là cung Quảng Hàn.

Quý Ly được vua hỏi, bèn đem sự thật tâu lên.

Vua rằng: "Nếu vậy là số trời!". Bèn gả Nhất Chi Mai cho Quý Ly. 

Đĩa gốm cổ_Mai là bạn cũ hạc là người quen.

Từ sự tích này và phối kiểm với sử cũ của ta, rõ ràng Quý Ly là "người nhà" của vua Trần Nghệ Tông, do đó được trọng dụng, tự xưng nhiều chức và lộng quyền, hay tâu rỗi và đàn hặc các quan y như vai trò của một ngự sử. Người thời ấy do không rõ việc ở cung đình – cũng có thể do những người thân tín Quý Ly – nhân thấy công chúa có nét đẹp đài các, lại tên có chữ Mai, nên đã mượn tên của nàng đặt cho một loài mai cực đẹp là nhất chi mai. Lại một loài hoa khác không kém vẻ kiêu sa, người ta cũng mượn tên nàng để đặt, gọi chi mai (không có chữ nhất để phân biệt với nhất chi mai) hoặc gọi gộp luôn cả tên nàng và «chức» của chồng (cho có đôi) là mai ngự sử.

Nếu miền Bắc "mỗi năm hoa đào nở…" thì ở miền Nam mừng Xuân không thể thiếu mai !

Lê Quỳnh Anh
14 tháng 3 2018 lúc 22:55

Bên cạnh sức sống mãnh liệt của cây mai vàng qua từng giai đoạn và khẳng định ý chí của con người Việt. Màu vàng của sắc mai cũng giống như hình sao vàng trên lá cờ tổ quốc, thể hiện sự thịnh vượng, không ngừng phát triển. Mai vàng được trưng bày trong bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình vào dịp Tết, màu vàng nói lên sự bền vững, niềm tin và sự bình yên của cuộc sống.

Sau những cơn mưa phùn và luồng gió Đông Bắc se lạnh, những chậu mai được bán trên khắp nẻo đường ở các tỉnh miền Nam mang đến cho con người cảm giác hào hứng, chờ đợi, hy vọng có một cái Tết sum vầy của gia đình và thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Và đó chính là ý nghĩa của mai Tết trong ngày hội đoàn viên của gia đình Việt


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị My Na
Xem chi tiết
Nguyên trương khanh ngoc
Xem chi tiết
Lê Trà Giang
Xem chi tiết
hoàng cẩm tú
Xem chi tiết
hoàng cẩm tú
Xem chi tiết
Riin
Xem chi tiết
Shirayuki Akagami
Xem chi tiết
Nguyen An Mminh
Xem chi tiết
Shirayuki Akagami
Xem chi tiết