Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.
- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
* Về văn hóa:
- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.
Kinh tế:
- Đặt ra nhiều thứ thuế, đánh nặng thuế sắt và thuế muối,...
- Cống nạp các sản vật quí hiếm như ngọc trai, đồi mồi,...
- Quan lại đô hộ ra sức bốc lột dân chúng để làm giàu.
- Đưa các tội nhân và người nghèo làm việc chung với người Việt trong các đồn điền.
Văn hóa:
- Mở một số trường học nhằm đồng hóa nhân dân về mọi mặt.
- Tuyên truyền phong tục, tập quán của người Hán.
- Tuyên truyền Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo làm công cụ để thực hiện âm mưu đồng hóa.