Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tiểu Đồng Thức Tiên A

Hãy liệt kê 10 bài thơ hay nhất của Hồ Xuân Hương, chú ý viết cả bài thơ

Myna Channel
9 tháng 5 2018 lúc 7:58

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Vịnh cái quạt

Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

Cảnh thu

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. 

Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Thơ tự tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm 
Oán hận trông ra khắp mọi chòm 
Mõ thảm không khua mà cũng cốc 
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om 
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ 
Sau hận vì duyên để mõm mòm 
Tài tử văn nhân ai đó tá 
Thân này đâu đã chịu già tom.

Vấn nguyệt

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn, 
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi? 
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con? 
Đêm tối cớ sao soi gác tía? 
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn. 
Năm canh lơ lửng chờ ai đó? 
Hay có tình riêng mấy nước non?

Động Hương tích

Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm, 
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom. 
Người quen cõi Phật chen chân xọc, 
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm. 
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, 
Con thuyền vô trạo cúi lom khom. 
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại, 
Rõ khéo trời già đến dở dom.

Hoạ Nhân

Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu, 
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu. 
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn, 
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu. 
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió, 
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu, 
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy, 
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.

Đá Ông Bà Chồng

Khéo khéo bày trò tạo hoá công 
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng 
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc 
Thớt dưới sương pha đượm má hồng 
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt 
Khối tình cọ mãi với non sông 
Đá kia còn biết xuân già giặn 
Chả trách người ta lúc trẻ trung

Hỏi Trăng

Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.

Duyên Kỳ Ngộ

Nghìn dặm có duyên sự cũng thành, 
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh. 
Tấc gang tay họa thơ không dứt, 
Gần gụi cung dương lá vẫn lành. 
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện, 
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh. 
Tuy không thả lá trôi dòng ngự

TK CHO MÌNH NHA
 

ĐẠI CA LỚP 12A
9 tháng 5 2018 lúc 8:15

1, Thơ Tự Tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau hận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom

2, Canh Khuya (Tự Tình II)

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

3, Lỡm Học Trò

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa

4, Đánh Đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai co gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

5, Ốc Nhồi

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

6, Quả Mít

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

7, Lấy Chồng Chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong

8, Đánh Cờ

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

9, Bánh Trôi Nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

10, Miếu Sầm Thái Thú

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

ĐẠI CA LỚP 12A
9 tháng 5 2018 lúc 8:18

1, Thơ Tự Tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau hận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom

2, Canh Khuya (Tự Tình II)

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

3, Lỡm Học Trò

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa

4, Đánh Đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai co gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

5, Ốc Nhồi

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

6, Quả Mít

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

7, Lấy Chồng Chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong

8, Đánh Cờ

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

9, Bánh Trôi Nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

10, Miếu Sầm Thái Thú

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

Nhớ k nhé

Trần Thùy Dương
9 tháng 5 2018 lúc 8:19

1-  Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nắt mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

2-   Canh khuya

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan mấy nước non

Chén rượu hương say đưa lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngăng mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy chòm

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình son trẻ tí con con

3-  Chùa Hương Tích

Bày đặt vì ai khéo khéo vòm

Nứt ra một lỗ hổng hòm hom

Người quen cửa Phật  chen chân xọc

Kẻ lạ bầu Tiên mỏi mắt dòm

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót 

Con thuyền vô trạo cúi lom khom

Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại

Rõ khéo trời  già đến dở dom.

4- Khóc Tổng cóc

Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

5-  Lỡm học trò

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

Lại đây chị dạy lối làm thơ

Bướm non ngứa lợi châm hoa rữa 

Dê bes buồn sừng thúc giậu thưa

optimus prime
9 tháng 5 2018 lúc 8:28

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Vịnh cái quạt

Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu

Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

Cảnh thu

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. 

Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Thơ tự tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm 
Oán hận trông ra khắp mọi chòm 
Mõ thảm không khua mà cũng cốc 
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om 
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ 
Sau hận vì duyên để mõm mòm 
Tài tử văn nhân ai đó tá 
Thân này đâu đã chịu già tom.

Vấn nguyệt

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn, 
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi? 
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con? 
Đêm tối cớ sao soi gác tía? 
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn. 
Năm canh lơ lửng chờ ai đó? 
Hay có tình riêng mấy nước non?

Động Hương tích

Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm, 
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom. 
Người quen cõi Phật chen chân xọc, 
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm. 
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, 
Con thuyền vô trạo cúi lom khom. 
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại, 
Rõ khéo trời già đến dở dom.

Hoạ Nhân

Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu, 
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu. 
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn, 
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu. 
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió, 
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu, 
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy, 
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.

Đá Ông Bà Chồng

Khéo khéo bày trò tạo hoá công 
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng 
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc 
Thớt dưới sương pha đượm má hồng 
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt 
Khối tình cọ mãi với non sông 
Đá kia còn biết xuân già giặn 
Chả trách người ta lúc trẻ trung

Hỏi Trăng

Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.

Duyên Kỳ Ngộ

Nghìn dặm có duyên sự cũng thành, 
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh. 
Tấc gang tay họa thơ không dứt, 
Gần gụi cung dương lá vẫn lành. 
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện, 
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh. 
Tuy không thả lá trôi dòng ngự, 

Huỳnh Bá Nhật Minh
9 tháng 5 2018 lúc 8:45

1.Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

===>Nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên thân phận của người phụ nữ nói chung và thân phận mình nói riêng. Hình ảnh bánh trôi nước , một hình ảnh mới và lại khá quen thuộc khi được nữ sĩ đưa vào thơ của mình.

2.

Vịnh cái quạt

Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

==> Đại ý bài thơ:
Thơ của Hồ Xuân Hương luôn có nhiều hàm ý, với bài thơ này theo tôi hiểu chung đây là bài thơ miêu tả về về đẹp của người phụ nữ.  Nhưng cũng có thể theo Hồ Xuân Hương ý nghĩa trong những bài thơ này là ý khác.  Hoặc bà chỉ đơn giản miêu tả cái quạt giấy gấp mà thôi…. Nếu đã không thể tìm câu trả lời chính xác từ chính chủ, thôi thì ta… đơn giản cứ tin những gì mình nghĩ, cảm nhận cái đẹp theo cách mà ta cảm nhận vậy.

3. 

Cảnh thu

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. 

Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.

==>Ý nghĩa bài thơ theo tôi có hiểu theo nghĩa đơn giản đó là: 
  Cảnh thu tiêu sơ, ngoạn mục, tuyệt vời. Những giọt mưa rơi giữa trời không ngớt, từng giọt, từng giọt đổ xuống từ tàu lá chuối. Dù có bút thần đi chăng nữa cũng không thể nào vẽ lên được cũng không thể nào vẽ lên được cái phong cảnh có chút đượm buồn, đơn sơ ấy. Qua hai câu tiếp theo đường nét màu sắc của bức tranh có chút thay đổi. Đó là màu sắc tốt tươi, xanh tốt của cây cổ thụ với tán cây thật tròn. Đó là con sông êm ả lặng lờ trôi, phản chiếu xuống dòng sông là màu trắng của mây trời, trôi mãi.
   Sang đoạn tiếp, ý hiểu là người đã chếnh choáng say, cho dù đã có tửu lượng trong người, đã cạn hết bầu rượu bầu dốc, nhưng trước cảnh sắc của thiên nhiên vẫn muốn chấp rượu. Người say không chỉ vì say rượu mà say còn bởi vì cảnh đẹp của giang sơn.

4.

Thơ tự tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm 
Oán hận trông ra khắp mọi chòm 
Mõ thảm không khua mà cũng cốc 
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om 
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ 
Sau hận vì duyên để mõm mòm 
Tài tử văn nhân ai đó tá 
Thân này đâu đã chịu già tom.

==>Đại ý bài thơ:
Tự Tình lại là một bài thơ hay khác nói về cảm xúc đặc biệt trong lòng cho mỗi người đọc.  Nó mang những điều đặc biệt và trong những hình ảnh  nói về về một đất nước thái bình, người phụ nữ không phải chịu những đau đớn và tình duyên ngang trái lỡ làng nữa. Điều đó cũng mang đậm những hình ảnh thơ và những hình tượng sâu sắc về một sắc thái nhẹ nhàng, những cảm xúc về sự phẫn uất và cả những sự đồng cảm riêng về con người. Một khát khao lớn về hạnh phúc của tác giả mà khiến ai cũng mong nhớ, khát khao có một cuộc tình ấm nồng, đầy cảm xúc hình tượng thơ dạt dào và lay chuyển tâm hồn người đọc. Ở đây hình tượng thơ của bà đã mang những nỗi nhớ miên man, sâu sắc vào cho tâm thần của mỗi con người

5 . 

Vấn nguyệt

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn, 
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi? 
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con? 
Đêm tối cớ sao soi gác tía? 
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn. 
Năm canh lơ lửng chờ ai đó? 
Hay có tình riêng mấy nước non?

==>Đại ý: Đó là có thể là lời tâm sự của người con gái mới biết yêu.     “Hồ Xuân Hương đã yêu Nguyễn Du  rồi sau đó tự vấn lòng mình:
*(1-2)Hỏi vầng trăng muôn thuở, Trải mấy thu nay vẫn hãy còn, những câu hỏi vu vơ, vì sao vầng trăng khi khuyết lại khi tròn.
*(3-4) Hỏi con bạch thố, thỏ bạch trên cung trăng được bao nhiêu tuổi; và chị Hằng Nga bây giờ đã được mấy con…
*(5-6) Đêm tối cớ chi soi duyên nàng đến với Nguyễn Du, con nhà quyền quý ở gác tía lầu son. Khiến cho ngày xanh gặp nhau, thẹn với mặt trời đang lên
.
*(7-8) Năm canh lơ lửng trằn trọc nhớ ai, hay đã có tình riêng với nước non

6. 

Động Hương tích

Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm, 
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom. 
Người quen cõi Phật chen chân xọc, 
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm. 
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, 
Con thuyền vô trạo cúi lom khom. 
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại, 
Rõ khéo trời già đến dở dom.

==>Một bài thơ khác của Hồ Xuân Hương tuy chẳng chứa từ xuân, song nó vẫn mang đậm khí vị hội xuân: “Động Hương Tích” là một địa danh  chỉ thắng cảnh trung tâm quần thể di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng cả nước. Chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, từ ngày 1-8-2008 sáp nhập vào địa bàn thành phố Hà Nội. Chùa ấy là nơi khách thập phương nô nức trẩy hội mỗi dịp xuân về.

7.

Hoạ Nhân

Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu, 
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu. 
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn, 
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu. 
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió, 
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu, 
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy, 
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.

==>Theo TS. Phạm Trọng Chánh, bài thơ này được Hồ Xuân Hương viết khi bị mẹ cậy người mai mối gả cho thầy lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nhân có người về Hà Tĩnh. Hồ Xuân Hương gửi bài thơ này. Cũng theo ông, thì bài “Ký mộng” của Nguyễn Du là để đáp lại bài thơ này.

8.

Đá Ông Bà Chồng

Khéo khéo bày trò tạo hoá công 
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng 
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc 
Thớt dưới sương pha đượm má hồng 
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt 
Khối tình cọ mãi với non sông 
Đá kia còn biết xuân già giặn 
Chả trách người ta lúc trẻ trung

Mùa xuân là một mùa trong năm, một sự chuyển biến theo chu kì thời gian. Qua thơ bài thơ, mùa xuân được chuyển dịch theo một quỹ đạo tâm lý. Với nữ sĩ, mùa xuân hừng hực cá tính, dồi dào sinh lực đã hiện lên chân thật cả khối tình: 
"Gan nghĩa dãi ra cùng tuế nguyệt
Khối tình cọ mãi với non sông.
Đá kia còn biết xuân già dặn"
Chả trách người ta lúc trẻ trung. Ngắm nghía “đá ông Chồng bà Chồng”, nữ sĩ hào hứng phả tình vào đá. Và tình đá vụt hóa tình xuân. Đọc bài thơ này, Xuân Diệu phải ngợi ca rằng bà chúa thơ Nôm còn là nữ nghệ sĩ tạo hình trác tuyệt: “Một nhà điêu khắc truyền cả hơi sống, cả tình yêu vào đá, đến nỗi hòn đá cũng ửng hồng lên như có máu chạy: đá cứng lắm, nặng lắm, mà nó chẳng nằm chết như đá, nó dãn ra, nó bị cọ mài, nó già dặn tình xuân”
Qua bài thơ nữ sĩ hiện lên chẳng những là nữ sĩ tạo hình mà còn tạo tình nữa. Vừa kỳ công và cũng vừa tuyệt thú, bà chúa thơ Nôm đã biến cảm xúc mùa xuân, cái tưởng chừng khó nắm bắt trở thành vật thể gồ ghề góc cạnh, dày dày mảng khối, tươi tắn nhiều sắc màu: Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
Dẫu nghìn năm còn mãi cái xuân xanh. Tình xuân được hữu thể hóa,
Có sớm ư? Thời lại có trưa... Vậy mới phơi phới, ngây ngất và  hoan lạc. Xót thương thay cho những ai, vì lý do thiên tạo hoặc nhân tạo, không được thụ hưởng hạnh phúc tốt vời của đời sống thế trần, bởi: Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu!

9. 

Hỏi Trăng

Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.

==> Đại ý bài thơ:
(1-2): Giới thiệu hình ảnh và màu sắc đặc biệt của vầng trăng: Vầng trăng bấy giờ là một quả trăng, chín muồi lâu rồi.Cũng là một khối tròn có cây quế đỏ, đỏ phát ớn.
(3-4-5-6): Những chi tiết của vầng trăng:Ở giữa mặt trăng hình chiếc bích, (tròn dẹt) nên khuôn nó chưa tròn, mà méo đi. Méo (méo:hình tròn lệch, sai đi với hình chuẩn.)Bên ngoài mặt trăng có hai cánh cung khép sâu lại.Bực mình vì người đời đua nhau xói (đâm thẳng vào), móc (dùng tay tìm kiếm hay lấy vật gì trong lỗ ra). Ở đây, xói móc, nghĩa bóng là châm chọc, bung ra những chuyện riêng tư của người khác.Cho nên thằng Cuội cứ đứng khom lưng.
(7-8):Vậy (dám nào), xin hỏi, ai đã là người đã đi bẻ quế?
Ở nơi đó, có một người đẹp như Hằng Nga vẫn còn đang mong mỏi, đợi chờ .

10.

Duyên Kỳ Ngộ

Nghìn dặm có duyên sự cũng thành, 
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh. 
Tấc gang tay họa thơ không dứt, 
Gần gụi cung dương lá vẫn lành. 
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện, 
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh. 
Tuy không thả lá trôi dòng ngự, 



==>Đại ý bài thơ:
chĩnh chện như chễm chệ hay chễm chện: từ gợi tả dáng ngồi nghiêm trang, oai vệ(1) (2) Lý do không nên lo lắng cho duyên phận lỡ làng.(3) (4) Luôn luôn giao lưu với những bạn thơ, cùng nhau xướng họa. Chung đụng với những nam nhân mà vẫn nguyên vẹn-Phẩm chất trong sáng của người phụ nữ.(5) (6) Điển tích hai câu thơ “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ-Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Ngày xưa có một giai nhân con của nhà quyền quý kén chồng. Có 3 chàng đến thi tài xin cưới. Chàng học trò phải viết xong một pho sách cổ-Chàng thợ săn phải bắn rụng hết lá trên một cây ngô đồng-Chàng lực sĩ phải chạy ngàn dặm đi lấy một cái trống về. Ai xong việc trước tiên thì được cưới người đẹp. Người đẹp cứ ngỡ chỉ có chàng thợ săn (tên sẵn) hoặc chàng học trò (bút đề) sẽ đạt mục đích vì lá cây rụng gần hết, pho sách cổ cũng sắp hoàn thành, Khi ấy, bất ngờ một hồi trống vang lên-người lực sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ trước tiên. Nhắc lại cụ thể duyên nợ vợ chồng qua hai câu thơ trên.(7) Không thư từ qua lại-Lá thắm: “Sự tích Vu Hựu, người đời Đường Hy Tông bắt được một chiếc lá đỏ từ dòng ngự câu trong cung trôi ra, trên lá có đề thơ. Hựu bèn đề một bài thơ đáp lại rồi đem lên thượng lưu thả xuống, người cung nữ là Hàn Thị bắt được. Sau đó, nhà vua thả cung nữ. Duyên may, Vu Hựu lấy Hàn Thị và nhận ra nhau qua chiếc lá đỏ. Hàn Thị làm một bài thơ có câu: “Phương tri hồng diệp thị lương môi” (Mới biết, chiếc lá thắm làm mai mối giỏi).

Pé_Naa_❤️
9 tháng 5 2018 lúc 8:50

Các bài thơ của HXH

 Bánh trôi nướcNgâm thơVịnh cái quạtCảnh thuThơ tự tìnhVấn nguyệtĐộng Hương tíchHoạ NhânĐá Ông Bà ChồngHỏi TrăngDuyên Kỳ Ngộ

Các câu hỏi tương tự
Bin Đỗ
Xem chi tiết
Pose Black
Xem chi tiết
đỗ thị duyên
Xem chi tiết
Akabane Star
Xem chi tiết
Mikachan
Xem chi tiết
Hun Trần Ngọc
Xem chi tiết
Lê Đức Tâm
Xem chi tiết
doraemon
Xem chi tiết
Nhi Võ
Xem chi tiết