a. Mở bài nghị luận lòng biết ơn
– Nêu và dẫn dắt vấn đề: Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
b.Thân bài nghị luận lòng biết ơn
Luận điểm 1: Giải thích lòng biết ơn là gì?
– Lòng biết ơn là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.
Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng biết ơn.
– Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
– Kính trọng, vâng lời thầy cô
– Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.
– Tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.
– Truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo.
– Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau.
…
Luận điểm 3: Tại sao cần phải có lòng biết ơn?
– Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
– Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.
– Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
– Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.
– Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
– Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu, là nghĩa cử cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay.
* Dẫn chứng về lòng biết ơn, biểu hiện của lòng biết ơn:
– Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người.
– Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu.
– Tất cả chúng ta phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.
– Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Uống nước nhớ nguồn.
+ Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Luận điểm 4: Thực trạng lòng biết ơn trong xã hội hiện nay.
– Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn, bạc nghĩa:
+ Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn
+ Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng
+ Họ chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại.
– Dẫn chứng:
+ Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.
+ Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, …
+ Câu chuyện “Người nông dân và con rắn“
Luận điểm 5: Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức:
+ Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.
+ Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.
+ Cần trân trọng, ghi nhớ công ơn dù bản thân nhận được sự giúp đỡ nhiều hay ít.
+ Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn của những người giúp đỡ ta khi bản thân có khả năng.
+ Nên có những hành động cụ thể để giúp đỡ, chia sẻ và tri ân.
– Hành động:
+ Biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích
+ Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người.
+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.
+ Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.
+ Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
c. Kết bài nghị luận lòng biết ơn
– Khẳng định lại quan điểm về lòng biết ơn (quan trọng, cao đẹp, cần gìn giữ,…)
– Liên hệ bản thân: Em đã, đang và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn?
Tham khảo thêm: Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn
Mở bài:viết giống kết bài.
Thân bài:chém gió tích cực.
Kết bài:Khẳng định những điều mình chém là đúng.:)))))))))))))))))))))))))))))