HAKED BY PAKISTAN 2011
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)
Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á
B. Nhật Bản và Trung Quốc
C. Anh và Pháp
D. Ấn Độ và Trung Quốc
Đâu là kiến giải đúng đắn và đầy đủ nhất khi khẳng định cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?
A. Độc lập tự do không gắn liền với khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Cách mạng Việt Nam chưa tìm được con đường cứu nước và giai cấp lãnh đạo.
C. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời.
D. Các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam đều không đem đến sự thành công.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 155)
Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?
A. Công nhân, nông dân
B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị
C. Trí thức Nho học
D. Tư sản dân tộc
Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Trung Quốc được đề cập đến trong nhận xét sau: “… là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử cận đại Trung Quốc về lĩnh vực chính trị và nhất là về lĩnh vực văn hóa tư tưởng….tuy chưa phế bỏ được trật tự phong kiến và vai trò thống trị của nền văn hóa phong kiến ở Trung Quốc, nhưng nó đã làm lung lay trật tự và nền tảng văn hóa đó” (Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr.244)?
A. Phong trào Nghĩa hòa đoàn.
B. Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc.
C. Phong trào Duy tân Mậu Tuất.
D. Phong trào Ngũ tứ.
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?
A. Là định hướng cơ bản
B. Chỉ là một trong nhiều nhân tố
C. Đây là giai đoạn quyết định
D. Là cơ sở quan trọng
Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
A. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta
B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam
C. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
D. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á
Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 của thế kỉ XX
A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật
B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân
C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
D. Tham khảo và vận dụng chính sách mới của Mĩ
: Điểm giống nhau cơ bản và cũng là hạn chế của Phan Bôi Châu và Phan Châu Trinh trong cuộc vận động cứu nước là
A. Không nhận thấy được vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân lao động đặc biệt là công nhân và nông dân.
B.Chưa nhận thấy thấu đáo nhiệm vụ cấp thiết của Cách mạng Việt Nam là cần phải kết hợp nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
C. Tìm ra con đường cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản.
D. Đều dựa vào thế lực ngoại bang để giành độc lập.
Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ?
A. Đạo luật về ngân hàng.
B. Đạo luật về tài chính.
C. Đạo luật phục hung công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng thương mại.
1.đảng Quốc Đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?
2 nêu tính chất và ý nghĩa của Cao trào đấu tranh 1905 đến 1908 của nhân dân Ấn Độ