Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bạch Dương năng động dễ...

Hãy giới thiệu về một nhà thơ mà bạn thik nhất

ʚ_0045_ɞ
14 tháng 3 2018 lúc 17:58

Tớ thik Hồ Xuân Hương nhất^^

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục"

Hoàng Phú Huy
14 tháng 3 2018 lúc 17:58

 tác giả Nguyễn Du

.................

.=)))))))))

Ly Phuong Chuc
14 tháng 3 2018 lúc 17:59

Trần Đăng Khoa

letrunghieu
14 tháng 3 2018 lúc 18:00

Tố Hữu

Trần Thu Phương
14 tháng 3 2018 lúc 18:28

Ét - môn -đô - đơ A -mi - xi  là nhà hoạt động xã hội , nhà văn lớn và lỗi lạc nước Ý . Ông sinh ngày 31 -10 - 1946 và mất ngày 12-3- 1908  . Năm 1866 , chưa đầy 20 tuổi ,ông là 1 sĩ quan  quân đội chiến đấu cho nền độc lập , thống nhất đất nước . Hai năm sau chiến tranh kết thúc , ông rời quân ngũ đi du lịch tới nhiều nước như : Hà Lan , Tây Ban Nha , Ma - Rốc , Pháp , ... 

Năm 1891 A-mi-xi gia nhập đảng xã hội Ý  chiến đấu cho công bằng xã hội , vì hạnh phúc của nhân dân lao động 

Cuộc đời  hoạt động xã hội và con đường văn chương đối với A - mi-xi chỉ là 1 . Độc lập , thống nhất của Tổ Quốc , tình thương  và hạnh phúc của con người  là lí tưởng  và cảm hứng văn chương của ông , kết tinh thành 1 chủ nghĩa nhân văn lấp lánh . A- mi - xi để lại 1 sự nghiệp văn chương rất đáng tự hào , trên nhiều thể loại . 

Về truyện có : " cuộc đời của các chiến binh " , Những tấm lòng cao cả , trên đại dương , ....

Về du kí có : " tây ban nha " , " hà lan " , ....

Phê bình văn học : " chân dung văn hào " 

Luận văn chính trị - xã hội : " vấn đề xã hội " , " nội chiến " ...

Tên tuổi của ông gắn liền vời nhiều tác phẩm nổi tiếng . 

I don
14 tháng 3 2018 lúc 18:39

                 "  Côn Sơn suối chảy rì rầm

           Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

                   Côn Sơn có đá rêu phơi

             Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm........."

Vừa nghe xong bài thơ này , em đã thấy đâu  đó cảnh Côn Sơn như hiện ra ở trước mắt em, thật thanh nhã, yên tĩnh, không một chút buồn lo. Nó cũng  làm cho em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ. Và cũng chỉ có một người có thể làm như vậy, không ai khác đó chính là Nguyễn trãi.

Nguyễn trãi là một nhà chính trị, một nhà thơ lớn dưới thời nhà Hồ và nhà Lê Sơ của nước Việt Nam xưa. Quê ông ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hà Tây. Thân sinh ông là Nguyễn Phi Khanh, cũng là một người  rất yêu nước. Ông thi đỗ Thái Sinh Học năm 1400, làm quan dưới triều Hồ. Ông cũng đã có những đóng góp rất to lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để giải phóng đất nước. Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn trãi bị tru di tam tộc trong vụ án lệ chi viên, đổ tội cho Nguyễn Trãi đã giết vua . Đến mãi năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nhưng cũng may, trong gia đình của Nguyễn Trãi còn có một người con của Nguyễn Trãi sống sót. Ông đã đã để lại cho chúng ta rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng, có giá trị như: bình ngô đại cáo, quốc âm thi tập, quân trung từ mệnh tập, .......Ông đã có những đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển văn học, tư tưởng Việt Nam. 

Nguyễn Trãi quả là một nhà yêu nước vĩ đại. Ông đã dành cả cuộc đời mình để lo cho dân, cho nước. Nguyễn Trãi sẽ mãi  mãi khắc ghi sâu vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.

Nguyễn Võ Ngọc Ngân
14 tháng 3 2018 lúc 18:43

Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện què hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.

Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).

spookiz spookiz
14 tháng 3 2018 lúc 20:16

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai(抑齋), là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam.[2]

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng rồi bị bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo. Đến ải Nam Quan, cha ông khuyên ông nên quay về để trả nợ nước, báo thù nhà, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.[3] Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.[3] Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Đặng Linh Nhi
15 tháng 3 2018 lúc 9:31

Giới thiệu về nhà thơ Hồ Chí Minh:

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung[2], là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945– 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ,[3][4][5][6] và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam.[7][8][9] Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báệu  với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.

Giới thiệu nhà thơ Tô Hoài:

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014)[1] là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.


Các câu hỏi tương tự
vy bui
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh Trang
Xem chi tiết
Phạm Gia Khánh
Xem chi tiết
vũ việt anh trần
Xem chi tiết
Lê Phương
Xem chi tiết
Nguyễn hồng chi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Lương Thùy Linh
Xem chi tiết