doraemon

Hãy giới thiệu đôi nét về hồ gươm

Cẩm Bình 귀여운
2 tháng 8 2018 lúc 22:00

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm -Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha[2]. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

Bình luận (0)
o0o nhật kiếm o0o
2 tháng 8 2018 lúc 22:04

Lịch sử hồ Hoàn Kiếm

Hồ đã có từ rất lâu, khoảng vài nghìn năm trước, song trước khi mang tên chính thức là Hoàn Kiếm, hồ có rất nhiều tên gọi gắn liền với những câu chuyện khác nhau chẳng hạn như tên hồ Lục Thủy vì nước hồ có màu xanh biếc quanh năm, hồ Thủy Quân vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Hồ Gươm luôn đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.

Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên. Nhờ có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428.

Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa. Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm. Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày nay.

Bình luận (0)
Thỏ Ruby
2 tháng 8 2018 lúc 22:04

.............  Hok Tốt nhé  ..............

........  Nhớ k cho mik nhé .........

 Bài này ngắn gọn lắm bạn ạ!

Vị trí hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ngay trung tâm quận Hoàn Kiếm nên rất thuận tiện cho du khách tìm đến ngắm cảnh và khám phá nhiều trải nghiệm thú vị vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội và được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng.

Do nằm ở vị trí đắc địa, là nơi kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can... với khu phố Tây là Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Tràng Tiền, Hàng Khay... nên Hồ Hoàn Kiếm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá trong chuyến du lịch Hà Nội.

Lịch sử hồ Hoàn Kiếm

Hồ đã có từ rất lâu, khoảng vài nghìn năm trước, song trước khi mang tên chính thức là Hoàn Kiếm, hồ có rất nhiều tên gọi gắn liền với những câu chuyện khác nhau chẳng hạn như tên hồ Lục Thủy vì nước hồ có màu xanh biếc quanh năm, hồ Thủy Quân vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…

Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.

Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên. Nhờ có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428.

Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa. Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm. Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày nay.

Bình luận (0)
Phong Linh
2 tháng 8 2018 lúc 22:11

Nếu Thăng Long - Hà Nội là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm thì Hồ Gươm chính là nơi lắng hồn của Thăng Long - Hà Nội. Hồ Gươm có một bề dày lịch sử và huyền thoại song hành với bề dày lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, là trái tim của Thủ đô đất rồng bay.

Hồ Gươm giống như một vườn hoa đầy sắc màu

Mang đậm dấu ấn văn hóa và kiến trúc Hà Nội

         Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem Cầu Thê Húc, xem Chùa Ngọc Sơn
       Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Hồ Gươm có từ bao giờ thì chưa thấy tài liệu nào nói chính xác. Chỉ biết, cách đây chừng 6 thế kỷ, vào năm 1490, theo bản đồ thời Hồng Đức có tên là “Trung Đô đồ” thì chung quanh kinh thành khi ấy vẫn mênh mang nước. 

Hồ Gươm là một phân lưu của sông Hồng có hình loe thắt không đều nhau chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, tới Hàng Chuối rồi lại thông ra sông Hồng. Nơi loe nhất chính là Hồ Gươm, rộng gấp nhiều lần sông Tô, nước quanh năm xanh biếc. Trải qua hàng ngàn năm, hình dáng của Hồ cũng thay đổi và bị thu nhỏ rất nhiều. Hồ Gươm được mang khá nhiều tên: Lục Thủy, Tả Vọng, Hữu Vọng, Thủy Quân... Tương truyền vào thế kỷ 15, Hồ được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. 

Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày, ghép lại thành thanh gươm, đặt tên là Thuận Thiên. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên Hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm, lặn xuống đáy Hồ, và từ đó Hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là Hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay Hồ Gươm.

Ý nghĩa sâu xa của câu chuyện này chính là, trong lòng đất nước ta luôn có một thanh gươm thần diệt giặc, không có kẻ thù nào xâm phạm bờ cõi, xâm lược nước ta lại không bị đánh bại bởi thanh gươm báu đó. Thanh gươm báu này chính là lòng yêu nước, là tinh thần đoàn kết, là tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết.

Nói đến Hồ Gươm không thể không nhắc đến các công trình kiến trúc như: Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đền Bà Kiệu, Tháp Hòa Phong được sắp đặt theo phong thủy với 4 hướng chính: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ.

Hồ Gươm không lớn nhưng lại tạo nên một khung cảnh sơn thủy hữu tình nhờ những công trình kiến trúc nhỏ rất Việt Nam, rất gần gũi với con người. Chính cái tỷ lệ phù hợp đã làm cho những công trình này đẹp hơn lên trong phong cảnh Hồ Gươm, hòa quyện với thiên nhiên tạo nên một quần thể hài hòa, trữ tình.

Cây cỏ hoa lá xung quanh Hồ Gươm thật nhiều và xanh mướt như ôm lấy công trình, bình thản soi bóng xuống lòng Hồ, đã từ nhiều năm nay nó trở thành một sắc thái riêng của Hà Nội, vừa tô điểm cho Hồ, vừa minh chứng cho bước đi của thời gian. Xét về cảnh quan kiến trúc, những vật thể ấy đã làm nên một cái nền lý tưởng cho mọi công trình.

Nằm ở vị trí trung tâm, Hồ là nơi kết nối giữa khu phố cổ với khu phố Tây theo phong cách kiến trúc quy hoạch châu Âu mà người Pháp thực hiện cách đây hơn thế kỷ. Hồ như lòng bàn tay và các ngón tay là những con đường thân quen của Hà Nội, từ các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… của khu phố cổ đến phố cũ Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu… Tất cả như những “dòng sông phố” chảy về Hồ Hoàn Kiếm, tạo nên nhịp sống ở quanh khu vực Hồ luôn sôi động và náo nhiệt cả ngày cũng như đêm.


Mùa đông bên Hồ Gươm

Nơi gặp gỡ của hiện tại, quá khứ và tương lai

Hồ Gươm được nhiều người yêu thích không chỉ bởi không gian lịch sử và văn hóa thấm đẫm ở nơi đây, mà còn bởi sự hài hòa giữa thiên nhiên, kiến trúc và con người trong cái không gian đặc biệt ấy.

Với người dân ở Hà Nội thì Hồ Gươm có lẽ đã trở thành một địa điểm quen thuộc cho những cuộc đi dạo, cho những khi cần tìm một nơi yên bình trong lòng thành phố náo nhiệt, vì vậy vẻ đẹp Hồ Gươm ở từng thời điểm đã không còn xa lạ. Nhưng với những du khách chỉ ghé thăm Thủ đô, nếu có dịp đến với Hồ Gươm hãy dành thời gian đi dạo quanh Hồ bởi ở mỗi góc độ khác nhau, Hồ Gươm lại mang một vẻ đẹp khác, một cái nhìn khác về cảnh sắc và dù là ở thời khắc nào trong năm, Hồ Gươm cũng luôn mang đến cảm giác bình yên, tĩnh lặng khiến người ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh bình...


Cây lộc vừng bên hồ

Ai đã từng một lần ngắm Hồ từ trên cao vào đầu mùa Hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím dịu dàng xen giữa những phượng cháy đỏ rực, những cơm nguội chín vàng. Tất cả tạo nên một bức tranh hoàn hảo với những sắc màu rạng rỡ của thiên nhiên. Mùa Thu, Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước Hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng. Vào Đêm Giao thừa, Hồ Gươm lại là nơi nhân dân Thủ đô lui tới để xem pháo hoa, cảm nhận thời khắc đặc biệt chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Những thói quen cũ bên Hồ của người Hà Nội đến nay cũng vẫn còn lưu giữ được, chẳng hạn như những buổi hẹn hò của lớp thanh niên, học sinh, hay những buổi đàm đạo văn chương và thú chơi cờ tướng hàng ngày của giới trí thức cao tuổi bên bờ Hồ Hoàn Kiếm. Hồ Gươm là điểm hẹn, nơi gặp gỡ và trao đổi của họ.

Sự ngự trị về tinh thần của Hồ Gươm vẫn không ngừng được khắc sâu vào lịch sử của người Hà Nội. Nó vừa có ý nghĩa vật chất, vừa có ý nghĩa tinh thần, không ngừng góp phần sản sinh, tạo nguồn cảm hứng cho những chiêm ngưỡng và khám phá. Được xem là một trong những điểm tựa tinh thần hiếm hoi của người dân thành phố, Hồ Gươm là nơi mà người ta vừa sống một cuộc sống hiện tại, vừa có thể nhìn về quá khứ và hướng tới tương lai.

Hồ Gươm với sự duyên dáng êm đềm đã đi vào tiềm thức của bao con người Hà Nội, chứng kiến bao sự đổi thay phát triển và thăng trầm của lịch sử. Hơn một thiên nhiên kỷ đã trôi qua, Hồ Gươm đã trở thành một di sản kiến trúc văn hóa, viên ngọc quý long lanh giữa lòng Hà Nội ngàn năm tuổi.

Bình luận (0)
doraemon
3 tháng 8 2018 lúc 8:54

thanks mọi người . Ai cũng hay lên mình chọn tất cả các bạn

Bình luận (0)
trinh thanh long
25 tháng 7 2022 lúc 9:09

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô mà còn là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch Hà Nội. Trước khi đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc và khám khá quần thể các di tích của hồ Hoàn Kiếm, du khách đừng quên tham khảo những thông tin giới thiệu đôi nét về Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) ở Hà Nội vô cùng chi tiết dưới đây.

Bình luận (0)
trinh thanh long
25 tháng 7 2022 lúc 9:10
Vị trí hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ngay trung tâm quận Hoàn Kiếm nên rất thuận tiện cho du khách tìm đến ngắm cảnh và khám phá nhiều trải nghiệm thú vị vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội và được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng.

Do nằm ở vị trí đắc địa, là nơi kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can... với khu phố Tây là Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Tràng Tiền, Hàng Khay... nên Hồ Hoàn Kiếm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá trong chuyến du lịch Hà Nội.

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay trung tâm thủ đô nên rất thuận tiện cho du khách tham quan, khám phá.

Lịch sử hồ Hoàn Kiếm

Hồ đã có từ rất lâu, khoảng vài nghìn năm trước, song trước khi mang tên chính thức là Hoàn Kiếm, hồ có rất nhiều tên gọi gắn liền với những câu chuyện khác nhau chẳng hạn như tên hồ Lục Thủy vì nước hồ có màu xanh biếc quanh năm, hồ Thủy Quân vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Hồ Gươm luôn đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.

Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên. Nhờ có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428.

Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa. Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm. Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày nay.

Tour du lịch Chùa Hương 1 Ngày Khởi Hành Từ Hà Nội VF40:Tour du lịch Chùa Hương 1 Ngày Khởi Hành Từ Hà Nội

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Đi xe về xe

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 - 19h00)

Lịch trình: Hà Nội - Chùa Hương

Giá Từ

770.000đ

Xem Tour

 

Phương tiện di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm

Nếu du khách dừng chân nghỉ ngơi tại các nhà nghỉ, khách sạn quanh khu vực phố cổ thì chỉ cần vài bước đi bộ là có thể tha hồ khám phá những địa điểm du lịch đẹp Hà Nội như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, phố đi bộ hồ Gươm…

Trường hợp, du khách ở xa trung tâm có thể di chuyển bằng các phương tiện công cộng khác như taxi hoặc xe bus. Những tuyến xe bus đi qua hồ Hoàn Kiếm mà du khách có thể tham khảo là số 09, số 14 và số 16 với tần suất 15 – 20 phút/chuyến và thời gian hoạt động từ 5h05 đến 21h05.

Riêng với taxi ở Hà Nội, để tránh tình trạng bị chặt chém, du khách nên hỏi giá cước trước và đừng quên chọn những hãng taxi uy tín như Mai Linh, Thành Công…

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Có rất nhiều phương tiện cho du khách lựa chọn di chuyển đến hồ Gươm.

Những điểm đến không thể bỏ qua ở hồ Hoàn Kiếm

Đền Ngọc Sơn: Đền Ngọc Sơn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến du lịch Hà Nội. Nằm trên một hòn đảo ở phía bắc của Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được nối với phần bờ bằng cây cầu Thê Húc sơn màu đỏ tươi nổi bật.

Đến đền Ngọc Sơn, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt tác in hằn dấu vết thời gian đầy hoài cổ, ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm đẹp lung linh mà còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa cũng như các câu chuyện ít người biết gắn liền với lịch sử của đền.

Tất cả kiến trúc, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn đều là tổng thể dung hợp hài hòa ung hòa của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo.

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Đền Ngọc Sơn - Tuyệt tác kiến trúc giữa đất kinh kỳ.

Cầu Thê Húc: Cùng với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc là biểu tượng cho nét đẹp quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Với kiến trúc xây dựng độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, cầu Thê Húc đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của mỗi du khách khi đến du lịch Hà Nội.

Khi mới khởi công, cầu Thê Húc có thiết kế uốn cong hình con tôm, được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ - màu của sự sống, phồn vinh, thịnh vượng. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy và được xây mới với chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn, lan can bằng gỗ và vẫn giữ lại màu đỏ đặc trưng.

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Tên cầu Thê Húc có ý nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.

Vườn hoa, tượng đài Lý Thái Tổ: Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trung tâm thủ đô Hà Nội. Công trình này được xây dựng nhằm tưởng nhớ, tôn vinh nhằm tôn vua Lý Thái Tổ - người đặt nền móng xây dựng kinh thành Thăng Long.

Không chỉ là công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử, vườn hoa và tượng đài Lý Thái Tổ còn là điểm đến yêu thích của người dân địa phương cũng như khách du lịch vào mỗi buổi chiều muộn.

Sau khi tham quan các điểm đến trong di tích đền Ngọc Sơn, du khách có thể dạo bộ đến đây để ngắm nhìn cuộc sống bình yên của người dân thủ đô, để cảm nhận một Hà Nội rất khác so với hình ảnh đông đúc, xô bồ thường gặp.

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Vườn hoa, tượng đài Lý Thái Tổ - Điểm đến yêu thích của người dân địa phương và du khách.

Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long: Đây là một trong những nhà hát múa rối truyền thống vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay và luôn mang đến cho khán giả những màn trình diễn đầy màu sắc nghệ thuật truyền thống ấn tượng.

Những màn trình diễn rối nước đặc sắc không chỉ được du khách và người dân địa phương yêu thích mà còn trở nên nổi tiếng khắp năm châu và tham dự nhiều liên hoan nghệ thuật trên toàn thế giới.

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Du khách nên đặt vé trước vì nhà hát luôn rất đông khách.

 

Tour Hà Nội - Mai châu 2 Ngày 1 Đêm VF261:Tour Hà Nội - Mai châu 2 Ngày 1 Đêm

Thời gian: 2 Ngày

Phương tiện: Đi xe về xe

Khởi hành:Hàng ngày

Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu - Hà Nội

Giá Từ

1.950.000đ

Xem Tour

 

Phố đi bộ hồ Gươm: Mặc dù chỉ mới chính thức hoạt động hơn 1 năm, song phố đi bộ quanh hồ Gươm đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều người dân thủ đô cũng như khách thập phương đến du lịch Hà Nội vào mỗi dịp cuối tuần.

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, phố đi bộ Hồ Gươm đông vui nhất là sau khoảng 7 giờ tối vào 2 ngày thứ 7 và chủ Nhật. Lúc thành phố vừa lên đèn, bỗng nhiên phố đi bộ đông đúc người qua lại với đủ trò chơi, hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi động, hấp dẫn.

Tiêu biểu nhất phải kể đến những tiết mục âm nhạc đường phố với đủ thể loại như kèn saxophone, sáo, violon, chèo, cải lương, nhạc EDM, rock… Cảm giác được dạo những bước chân lững thững giữa không gian thoáng đãng không khói bụi, còi xe, thả hồn theo những bài hát, giai điệu yêu thích đúng là không còn gì tuyệt vời hơn.

Ngoài ra những trò chơi dân gian, hiện đại vô cùng thú vị như ô ăn quan, nhảy dây, đánh chuyền… không chỉ khiến các em nhỏ mà cả thanh niên, người lớn tuổi đều vô cùng thích thú.

Bên cạnh nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt, ở một góc nào đó của phố đi bộ vẫn có những không gian mang nhiều nét hoài niệm Hà Nội cổ với quầy bán tò he, đèn ông sao, gánh hàng rong đầy quà bánh xưa.

gioi thieu ve ho hoan kiem (ho guom) o Ha Noi

Phố đi bộ Hồ Gươm rất đông đúc vào những tối cuối tuần.

Bài viết giới thiệu đôi nét về Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) ở Hà Nội chưa phải là toàn bộ thông tin về điểm du lịch hấp dẫn này. Tuy nhiên chỉ cần tham khảo từng ấy thôi, du khách đã có cái nhìn tổng quan về “trái tim của thủ đô” và lên lịch trình khám phá ngay trong chuyến du lịch Hà Nội gần nhất.

Bình luận (0)
trinh thanh long
25 tháng 7 2022 lúc 9:11

Trong tâm thức của người Việt, nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và cả đền Ngọc Sơn. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn là điển hình về không gian, kiến trúc, là hình ảnh đáng tự hào của người dân đất kinh kỳ xưa và nay.Sẽ là thiếu xót nếu như đã đến Hồ Gươm lại không vào thăm đền Ngọc Sơn bởi đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mà còn chứa đựng nhiều giá trịlịch sử. Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Bài ký "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết: "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền QuanĐế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...".Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."

Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/5192403-doi-net-ve-ho-guom.htm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
06 Nguyễn Thiên Hân Suri
Xem chi tiết
Jung Song Thư
Xem chi tiết
Con rồng hắc ám
Xem chi tiết
pham ngoc huynh
Xem chi tiết
Mai Nhật Anh
Xem chi tiết
Hoàng Hương Giang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Mai Nhật Anh
Xem chi tiết
21.Nguyễn Thành Luân 6C
Xem chi tiết