Do khí H 2 S có tính khử mạnh nên nó tác dụng luôn với các chất oxi hoá như O 2 của không khí hoặc S O 2 có trong khí thải của các nhà máy.
Do khí H 2 S có tính khử mạnh nên nó tác dụng luôn với các chất oxi hoá như O 2 của không khí hoặc S O 2 có trong khí thải của các nhà máy.
Trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra khí H2S như sự phân huỷ rác, chất thải... nhưng không có sự tích tụ H2S trong không khí. Nguyên nhân chính là
A. H2S ở thể khí
B. H2S dễ bị oxi hóa trong không khí
C. H2S dễ bị phân huỷ trong không khí
D. H2S nặng hơn không khí
II-Tự luận
Trong thiên nhiên H 2 S là khí độc được sinh ra do nhiều nguồn như: Do hợp chất hữu cơ (rau, cỏ, xác động vật ...) thối rữa mà thành; các vết nứt núi lửa; hầm lò khai thác than; … . Em hãy giải thích tại sao H 2 S không bị tích tụ trong khí quyển (nguyên nhân chính) và viết phương trình minh họa.
Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh H2S, nhưng trong không khí, hàm lượng H2S rất ít, nguyên nhân của sự việc này là
A. Do H2S sinh ra bị oxi không khí oxi hóa chậm
B. Do H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo S và H2
C. Do H2S bị CO2 có trong không khí oxi hóa thành chất khác
D. Do H2S tan được trong nước
Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, khí ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
Phương trình hóa học là: 2O3 → 3O2
Hãy giải thích sự gia tăng thể tích của hỗn hợp khí
Trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng thêm 0,6 ° C. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự tăng nồng độ khí cacbon đioxit ( CO 2 ) trong khí quyển, gây ra hiệu ứng nhà kính. Tương tự hiệu ứng giữ ấm cho thực vật trong các nhà kính trồng rau mùa đông ở vùng ôn đới.
Mặc dù lượng khí CO 2 do công nghiệp thải ra hàng năm rất lớn, tăng nhanh, nhưng tại sao nồng độ của chất khí này trong khí quyển tăng chậm ?
Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dung dịch) mạnh hơn HCl. Hãy lập PTHH của các phản ứng trong 2 trường hợp sau : Dung dịch HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hoá bởi O 2 của không khí
Có 2 khí không màu, dễ tan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 tạo ra kết tủa màu vàng. Hãy phân biệt 2 khí đó bằng phương pháp hoá học.
Nung một hỗn hợp gồm có 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.
a/ Hãy viết các PTHH xảy ra.
b/ Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp B.
Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
quy định: nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 không khí thì coi như không khí bị ô nhiễm SO2. Khi phân tích
50 lít không khí ở một thành phố thấy có 0,012 mg SO2. Không khí thành phố đó có bị ô nhiễm SO2 hay không?
Vì sao?