Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy.
Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy.
Hãy giải thích tại sao dao sắc cắt, gọt dễ dàng hơn?
Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín hai đầu có một giọt thủy ngân. Dùng đèn cồn hơ nóng nửa ống bên phải thì giọt thủy ngân dịch chuyển về phía bên trái ống.
Hãy cho biết nhiệt năng của khí trong nửa ống bên phải đã thay đổi bằng những quá trình nào?
Có thể em chưa biết
Máy bay thử nghiệm: trong các phòng thí nghiệm về khí động học (nghiên cứu về chuyển động và tác dụng của không khí lên vật chuyển động), để nghiên cứu các hiện tượng xảy ra khi máy bay đang bay, người ta tạo ra những mô hình máy bay có kích cỡ, chất liệu hoàn toàn như thật, rồi thổi luồng gió vào mô hình này.
Hãy giải thích vì sao cách làm trên vẫn thu được kết quả đúng như máy bay đang bay.
Bài 4. Tác dụng một lực kéo F = 30N lên một khối gỗ nặng đặt trên mặt bàn nằm ngang nhưnh khối gỗ vẫn không nhúc nhích.
a. Tại sao có lực tác dụng mà khối gỗ vẫn không nhúc nhích? Xác định cường độ lực ma sát khi
đó?
b. Hãy minh họa lời giải thích bằng hình vẽ (tỉ xích 1cm)
Hãy giải thích: Tại sao ô tô, xe máy, các máy công cụ, sau một thời gian sử dụng lại phải thay “dầu” định kỳ?
Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này lực ma sát có ích hay có hại.
a) Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
b) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.
c) Giầy đi mãi đế bị mòn.
d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
Trong một cuốn SGK Vật lí, người ta đã dùng hình vẽ 20.3 để minh họa cho hiện tượng khuếch tán.
Các phân tử đồng sun – phát được ví như những con dê còn các phân tử nước được ví như những con cừu. Mới đầu chúng ở hai chuồng khác nhau, nhưng sau một thời gian, chúng hòa lẫn vào nhau giống như các phân tử đồng sunphat mới đầu ở dưới còn các phân tử nước mới đầu ở trên, nhưng sau một thời gian chúng đã hòa lần vào nhau. Hỏi:
Có thể dùng hình ảnh trên để khẳng định là giữa các phân tử có khoảng cách và các phân tử luôn chuyển động không? Tại sao?
tại sao khi khoddi vào đoạn đường lún thì xe ô tô con dẽ bị lún, còn xe tăng nhiều bánh thì dễ dàng đi qua
1. Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun thường đặt ở dưới gần sát đáy ấm mà không được đặt ở trên ?
2. Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ ? Có phải vì nhiệt
độ của thép thấp của gỗ không ?
3.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ?
4. Tại sao máy lạnh trong phòng thường được gắn ở vị trí cao, lò sưởi thì đặt ở dưới thấp
5. Trước mặt em là 1 lon nước ngọt và 1 cục đá lạnh. Em phải đặt lon nước trên cục đá hay đặt cục đá trên lon nước để nước trong lon có thể lạnh đi nhanh nhất? tại sao?
III. Bài tập định lượng
Bài 1. Một học sinh thả một miếng đồng có khối lượng 600 g ở nhiệt độ 100oC vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài, biết nhiệt dung riêng của đồng bằng 380J/kg.K, của nước bằng 4200J/kg.K
Bài 2.Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100o C vào
một cốc nước ở 20o C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều
bằng 25o C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt
cho nhau, biết nhiệt dung riêng của nhôm bằng 880J/kg.K, của nước bằng 4200J/kg.K
Bài 3: Vào mùa đông người ta pha một lượng nước nóng ở 85oC vào bình chứa 12 lít nước lạnh có nhiệt độ 15oC. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 38oC. Tính lượng nước nóng đã pha thêm bào bình. Cho nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K.