Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Không Biết Đâu Đừng Hỏi

Hãy đóng vai bà đỡ Trần kể lại câu chuyện con hổ có nghĩa

dam quang tuan anh
1 tháng 11 2017 lúc 21:09

Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.

Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.

Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.

Mariposa Taylor
14 tháng 11 2017 lúc 21:52

Tôi họ Trần, có gốc tích lâu đời ở huyện Đông Triều. Tôi làm nghề đỡ  đẻ (hộ sinh) đã hơn hai chục năm nay và đã giúp cho hàng trăm phụ nữ vượt qua những khó khăn trong việc sinh nở

 Một đêm nọ, tôi nghe có tiếng động hơi khác thường: vừa như tiếng gõ, vừa như tiếng cào cào cánh cửa. Tôi mở cửa ra xem có ai tới mời mình đi đỡ đẻ không. Chuyện này đã thường xuyên xảy ra, có khi quá nửa đêm người ta vẫn tới mời đi vì việc sinh nở đâu có định rõ giờ giấc nào. Nhưng cửa đã mở, tôi cầm ngọn đèn dầu giơ lên soi, chẳng thấy bóng dáng một ai. Tôi toan trở vào nhà, chợt từ một bụi cây gần cửa, một con hổ lao ra. Tôi sợ quá nhưng vẫn còn nhìn rõ hai mắt sáng lóng lánh, những cái râu dài hai bên mép và những vết vằn trên lưng nó, rồi sau đó ngất xỉu đi, cái đèn trên tay văng ra và vỡ tan khi nào chẳng rõ. Khi tôi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm trong hang hổ. Thì ra con hổ đã vồ lấy tôi và khéo léo ôm tôi chạy mãi vào rừng và đưa tôi tới tận đây

 Tôi nghĩ: hổ sắp ăn thịt mình rồi, và nhắm mắt lại chờ chết. Nhưng lát sau, không thấy hổ cắn xé, tôi đánh bạo mở mắt ra thì nhờ ánh trăng chiếu vào của hang, tôi nhận ra có một con hổ nữa đang lăn lộn dưới đất. Tôi nhìn kỹ thì thấy cái bụng nó rất to và hiểu ra: nó là con hổ cái đang đau đẻ và tôi được đón đến đây chính là để đỡ đẻ cho nó. Thật là một dịp đỡ đẻ khác thường! Lúc này hổ đực tỏ vẻ rất hiền lành cầm lấy tay tôi nhìn về phía hổ cái như có ý nói: "bà hãy giúp cho vợ tôi được mẹ tròn con vuông"

 Sẵn có thuốc mang theo trong túi, tôi hòa ra cho hổ cái uống rồi xoa bóp bụng cho nó. Lát sau hổ đẻ được hai con hổ con xinh xắn. Hổ mẹ mệt mỏi ngủ thiếp đi mặc cho hai đứa con bò tìm vú để bú sữa. Hổ đực tỏ vẻ vui mừng lắm. Nó đào bới ở góc hang rồi móc lên một cục bạc lớn. Sắc bạc sáng lóng lánh dưới ánh trăng. nó cầm cục bạc đặt vào tay tôi rồi dẫn tôi ra khỏi rừng.

 Khi đã về tới gần nhà tôi thì gà xóm đã gáy vang, trời cũng sắp sáng, hổ đực cúi đầu,vẫy đuôi tỏ ý chào cáo từ tồi quay đầu chạy vụt vào rừng.

 Năm ấy trời làm lũ lụt, mùa màng mất cả, nhiều gia đình rất cùng quẫn đòi ăn. Riêng tôi, nhờ có số bạc hổ tặng cho mà có thể sống qua những ngày tháng gieo neo. Qua truyện này,  tôi mới hiểu ra rằng: hổ là loài thú dữ, chuyên ăn thịt nhiều loài vật khác, nhưng nó cũng biết sống có tình có nghĩa

Romy Nori
15 tháng 11 2017 lúc 19:50

bài của bạn hay quá Mariposa Taylor

Merliah Summers
15 tháng 11 2017 lúc 19:53
Mình cảm ơn bạn Mariposa Taylor
Boa Hancock
15 tháng 11 2017 lúc 19:57

thank you Mariposa Taylor

Ersa
15 tháng 11 2017 lúc 20:09
thank you Mariposa Taylor very much
Mariposa Taylor
17 tháng 11 2017 lúc 20:40

you're welcome

Nefertari Vivi
17 tháng 11 2017 lúc 20:49

Bài của 2 bạn đều hay nhưng mk thích bài của Mariposa Taylor hơn

Dương Hà Chi
19 tháng 11 2017 lúc 9:42

bài của hai bạn hay lắm nhưng mk thích bài của Mariposa Taylor

Mariposa Taylor
19 tháng 11 2017 lúc 9:45

thank you very very much

Chibi Usa
19 tháng 11 2017 lúc 9:52

hai bạn viết văn rất hay nhưng mk thấy văn của Mariposa Taylor hay hơn

phạm văn tuấn
18 tháng 12 2017 lúc 20:17
 
 
 

Đề bài: Trong vai bà đỡ Trần, kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa. 

Bài 1
II. BÀI LÀM

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.

Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.

Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.

Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con, sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hoà với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.

Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói: Xin chúa rừng hãy quay về! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng, về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.

Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Lấy làm lạ, bác vác búa đến xem thì hoá ra là một con hổ trán trắng đang giãy giụa, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, nhớt dãi trào ra trông phát khiếp.

Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy có khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác tiều phu uống rượu để lấy can đảm rồi trèo lên cây kêu lớn:

- Này hổ! cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho!

Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống, nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều mạnh bạo thò tay vào họng hổ, lấy ra một khúc xương bò to tướng. Thoát nạn, hổ liếm mép, nhìn bác tiều với ánh mắt biết ơn rồi lẳng lặng bỏ đi. Bác tiều nói với theo:

- Này hổ! Nhà ta ở thôn... Hễ có miếng gì ngon thì nhớ nhau nhé!

Bẵng đi một thời gian, một đêm nọ bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài mà sắc. Mở cửa ra, thấy có một con nai nằm trước nhà, bác biết là hổ trả ơn.

Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi dân làng chôn cất bác thì bỗng nhiên hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Từ xa, họ thấy hổ dụi đầu vào quan tài và chạy mấy vòng quanh mộ, rồi bỏ vào rừng.

Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều là hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ngôi nhà của bác. Tuy là loài vật nhưng những con hổ này rất có nghĩa có tình, biết quý trọng và báo đáp công ơn ân nhân của chúng.


Bài viết 2

Ở quê tôi (vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện "Con hổ có nghĩa". Chả 
là đã lâu lắm rồi, ở vùng này có một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ. Một buổi 
sáng nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như 
kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đem qua bà bị hổ bắt đi nhưng may nó 
không ăn thịt. Người làng phải đợt đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể 
cho mọi người toàn bộ câu chuyện đêm qua... 
Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rít lạnh căm căm. Nhưng đến khoảng 
nửa đêm, khi nghe có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai 
gọi đi đỡ đẻ nên như thường lệ, tôi dạy và ra mở cửa ngay. Lạ thay! Khi mở cửa, 
ngoài trời vẫn tối om mà tôi chẳng thấy ai. Ngỡ là mình ngủ mê nên tôi lại đóng 
cửa đi vào. Vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng 
dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to đáng 
phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi chết ngất đi. 
Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai 
con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn con đường chết. Nhưng quan sát kỹ, 
tô thấy con hổ cái đang kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc 
ấy, con hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về 
phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi mắt con hổ không dữ 
dẵn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn 
vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiệ ra ngay, con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, 
vốn lúc nào cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hoà vào nước cho 
con vật uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ, lát sau, hổ cái sinh được ba chú hổ con. 
Hổ dực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con. 
Một lúc sau, hổ đực hai chân quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc 
khác to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi 
bèn nhận lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật đật cái đầu rồi quay lưng đi 
trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà lòng còn thấy rất hãi hùng. 
Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con 
hổ kia có nghĩa. 
Người làng còn kể tiếp: Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã 
sống qua ngày. Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì 
lần ấy nó hóc phải một miếng xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ 
một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ vẫn sống ơn nghĩa như xưa.


 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Anh Hua
Xem chi tiết
Vương Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền trang
Xem chi tiết
nguyễn thị thu phương
Xem chi tiết
Trần Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh #$%
Xem chi tiết
Dư Thị Khánh Hòa
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết