Hãy đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành và giải thích lí do tại sao?
□ Giờ ra chơi, Mai thấy bạn Hoa gục đầu xuống bàn, vẻ rất mệt mỏi. Mai lại gần bạn ân cần hỏi: “Hoa bị mệt à? Tớ đưa bạn xuống phòng Y tế nhé!”
□ Tan học, trời đổ mưa mà Sơn không có áo mưa. Tâm rủ bạn cùng che chung áo mưa về nhà.
□ Trong lớp, Nam thường trêu chọc và giấu sách vở của Dũng vì Dũng nhỏ nhất lớp.
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước cách ứng xử phù hợp khi em muốn sử dụng đồ dùng học tập của bạn
□ a) Cứ lấy dùng, không cần hỏi mượn
□ b) Cứ lấy dùng rồi hỏi mượn sau
□ c) Vừa hỏi vừa lấy để dùng, không cần biết bạn có đồng ý cho mượn hay không
□ d) Hỏi mượn lịch sự và nếu bạn cho phép mới lấy dùng
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành:
Cần quan tâm giúp đỡ bạn vì:
□ a) Em yêu mến các bạn.
□ b) Bạn cho em đồ chơi.
□ c) Bạn nhắc bài cho em trong giờ kiểm tra.
□ d) Em làm theo lời của thầy giáo, cô giáo.
□ đ) Bạn che giấu khuyết điểm cho em
□ e) Bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng.
□ a) Người biết nhận lỗi là người trung thực, dũng cảm.
□ b) Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi.
□ c) Nếu có lỗi chỉ cần tự nhận lỗi, không cần sửa lỗi.
□ d) Cần biết nhận lỗi dù mọi người không biết mình có lỗi.
□ đ) Cần xin lỗi khi có lỗi với bạn bè và các em nhỏ.
□ e) Chỉ cần xin lỗi những người mình quen biết.
Xử lí tình huống:
Hòa đang làm việc nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Theo em, Hòa nên làm gì? (Hãy
đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em tán thành và giải thích lí do vì sao)
□ a) Bỏ việc, đi chơi với bạn.
□ b) Nhờ người lớn làm hộ để đi chơi với bạn.
□ c) Nói bạn đợi, làm xong việc rồi đi chơi.
□ d) Để gọn lại, đi chơi về sẽ làm tiếp
Em đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến em cho là đúng
□ a) Chỉ những vật nuôi mới có ích
□ b) Tất cả các con vật đều cần thiết cho cuộc sống con người
□ c) Chỉ cần bảo vệ những vật nuôi trong nhà
□ d) Bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ môi trường
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng:
□ a) Chỉ cần gọn gàng, ngăn nắp khi nhà chật.
□ b) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian.
□ c) Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp.
□ d) Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình em.
□ đ) Gọn gàng, ngăn nắp sẽ dễ dàng tìm thấy đồ dùng.
□ e) Cần gọn gàng ngăn nắp cả khi ở lớp và khi ở nhà.
□ g) Gọn gàng, ngăn nắp giúp cho đồ dùng bền, đẹp lâu hơn.
□ h) Giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp là việc làm của những người lớn trong gia đình.
Trong giờ ra chơi:
Giờ ra chơi, các bạn học sinh lớp 2A ùa ra sân trường. Bỗng Hợp nghe thấy tiếng “uỵch”, quay lại đã thấy Cường nằm ngã sóng soài trên nền nhà. Hợp chạy đến bên Cường đỡ bạn dậy và ân cần hỏi :
-Cậu có đi được không, chân đau lắm à ?
Cường nhăn mặt khẽ nói :
-Chân mình làm sao ấy, đau lắm!
Ngay lúc đó, các bạn trong lớp cũng chạy đến và cùng đưa Cường xuống phòng y tế của trường. Cô y tá đặt Cường nằm lên giường và khám cho em. Cô ân cần bảo các bạn lớp 2A :
- Các em yên tâm, chân bạn Cường chỉ bị bong gân nhẹ. Để bạn nằm một lát, cô sẽ chữa cho bạn.
- Hợp đến bên Cường nắm tay bạn :
- Cậu cứ yên tâm nằm nghỉ nhé, chân sẽ không sao đâu. Bọn mình sẽ thưa với cô giáo và chép bài hộ cậu.
Vừa lúc đó, cô giáo Hương bước đến. Cô đặt tay lên vai Hợp và nói :
-Học sinh của cô ngoan lắm. Biết quan tâm giúp đỡ bạn là điều nên làm.
Đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành:
□ a) Mọi người đều cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
□ b) Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
□ c) Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là tự trọng và tôn trọng chủ nhà.
□ d) Chỉ người lớn mới cần lịch sự khi đến nhà người khác.
□ đ) Lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện nếp sống văn minh