1. Chiều dài bàn học – thước xếp. 2. Diện tích của tấm bảng đen – thước cuộn.
3. Chiều cao của kệ sách – thước kẻ. 4. Đường kính của hộp sữa – thước kẹp.
5. Chu vi ống nước – thước dây. 6. Bán kính cong của chìa khóa – thước êke.
1. Chiều dài bàn học – thước xếp. 2. Diện tích của tấm bảng đen – thước cuộn.
3. Chiều cao của kệ sách – thước kẻ. 4. Đường kính của hộp sữa – thước kẹp.
5. Chu vi ống nước – thước dây. 6. Bán kính cong của chìa khóa – thước êke.
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải sao cho phù hợp
1. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết | a. phải dùng cân tiểu li |
2. Về thực chất, khi cân một vật là | b. ta chỉ biết giá trị gần đúng của khối lượng đó |
3. Muốn biết khối lượng của một cái nhẫn vàng với độ chính xác cao thì | c. khối lượng của vật đó |
4. Khi dùng "cân lò xo"" để đo khối lượng của một vật thì | D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của vật lấy làm mẫu gọi là các quả cân |
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung cột bên phải sao cho phù hợp
1. Một chiếc xe tải có khối lượng 3 tấn thì có trọng lượng | a. nhỏ hơn 10 một chút |
2. Nếu tính chính xác, trọng lượng của xe tải 3 tấn phải | b. chấp nhận công thức P = 10.m để tìm trọng lượng của một vật, nếu biết khối lượng của nó |
3. Nếu tính chính xác thì hệ số tỉ lệ trong công thức P(N) = 10m(kg) phải | c. nhỏ hơn 3000N một chút |
4. Trong thực tế, nếu không cần độ chính xác cao, ta vẫn | d.30000N |
Để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất
A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm
B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm
C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm
D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm
Câu 11. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để
A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.
Câu 12: Dụng cụ phù hợp nhất để đo chiều dài của sân trường là:
A. thước cuộn
B. thước kẻ
C. thước kẹp
D. thước thẳng
Câu 13: Giới hạn đo của thước là
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước
B. thể tích lớn nhất ghi trên bình chia độ
C. nhiệt độ lớn nhất ghi trên nhiệt kế
D. khối lượng lớn nhất ghi trên cân
Câu 14: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức nước ta là ?
A. m
B. kg
C. lít
D. lạng
Câu 15: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài?
A. Thước cuộn
B. Cân
C. Bình chia độ
D. Nhiệt kế
Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30 cm, nhỏ hơn 50 cm) nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
B. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm.
C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm.
D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN cm.
Hãy chọn phương án xác định khối lượng của chiếc cột sắt ở Ấn Độ:
a. Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ, rồi đem cân từng đoạn một.
b. Tìm cách đo thể tích của chiếc cột, xem nó bằng bao nhiêu mét khối? Biết khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất ta sẽ tính được khối lượng của chiếc cột.
Để giúp các em chọn lựa, người ta cho biết số liệu sau: sau khi đo chu vi và chiều cao của chiếc cột, người ta đã tính ra được thể tích của chiếc cột vào khoảng 0,9m3. Mặt khác người ta cũng đã cân và cho biết 1 dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8kg. Em hãy xác định khối lượng của chiếc cột.
Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.
Thước đo độ dài | Độ dài cần đo |
---|---|
1. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm | A. Bề dày cuốn vật lí 6 |
2. Thước dây có GHĐ và ĐCNN 0,5cm | B. Độ dài lớp học của em |
3. Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm | C. Chu vi miệng cốc |
Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Khi đo độ dài cần:
a. Ước lượng (1) ………..cần đo.
b. Chọn thước có (2)……….và có (3)….. thích hợp.
c. Đặt thước (4)…….độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5)... vạch (vẽ hình) số 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng (6)………..với cạnh thước 0 đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật.
Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước.
A. 1 mm
B. 0,2 cm
C. 0,2 mm
D. 0,1 cm