Những biểu hiện của tật cận thị:
- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.
Những biểu hiện của tật cận thị:
- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.
Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính, khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không.
A. Không mắc tật gì
B. Mắc tật cận thị
C. Mắc tật lão thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai
Nêu hai biểu hiện thường thấy của tật cận thị. Khắc phục tật cận thị là làm cho mắt cận có thể nhìn rõ những vật ở gần hay ở xa nhất? Kính cận là loại thấu kính gì?
Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mặt cận ở xa hay gần hơn mắt bình thường?
Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính. Khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắc tật gì
B. Mắt tật cận thị
C. Mắt tật viễn thị
D. Cả ba câu A, B, C đều sai
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
a) Người có mắt tốt thì nhìn rõ được những vật
b) Người bị cận thị chỉ nhìn rõ được
c) Mắt người già không nhìn rõ được các vật ở
d) Kính cận là thấu kính phân kì, còn kính lão là
1. gần mắt. Cho nên, khi đọc sách, người già phải đeo kính lão.
2. thấu kính hội tụ.
3. các vật nằm trong một khoảng khá hẹp trước mắt; chẳng hạn từ 15cm đến 40 cm trước mắt.
4. nằm trước mắt từ khoảng cách 25cm trở ra.
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng
a) Ông Xuân khi đọc sách cũng như khi đi đường không phải đeo kính
b) Ông Hạ khi đọc sách thì phải đeo kính còn khi đi đường không thấy đeo kính
c) Ông Thu khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một kính
d) Ông Đông khi đi đường thì thấy đeo kính, còn khi đọc sách lại không đeo kính
1. Kính của ông ấy không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mắt
2. Ông ấy bị cận thị
3. Mắt ông ấy còn tốt, không có tật
4. Mắt ông ấy là mắt lão
Một người khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa cách mắt mình 50 cm và nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 15 cm - người này bị tật cận thị hay mắt lão? Người này muốn nhìn rõ những vật xa hơn 50 cm thì phải làm cách nào? - Nếu có một vật cách mắt người này là 15 cm thì khi người này đeo kính có nhìn thấy rõ vật đó không? Tại sao?
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng
a) Mắt bình thường có thể nhìn rõ các vật ở rất xa. Các vật đó ở
b) Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì
c) Khi nhìn một vật điểm cực cận thì mắt
d) Khi nhìn các vật nằm trong khoảng từ từ điểm cực cận đến điểm cực viễn thì
1. Mắt phải điều tiết mạnh nhất
2. Mắt cũng phải điều tiết để nhìn rõ được vật
3. Mắt không phải điều tiết
4. Điểm cực viễn của mắt
Trong trường hợp nào dưới đây. Mắt không phải điều tiết?
A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.
B. Nhìn vật ở điểm cực cận
C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.
D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận