tham khảo
Suy nghĩ về hiện tượng xả rác trong trường học – Trường học từ trước đến nay vẫn được đánh giá là một trong những môi trường lành mạnh nhất trong xã hội vì ý thức luôn được nêu cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì một tình trạng xấu như đang diễn ra phổ biến ở môi trường giáo dục này. Đó chính là hiện tượng xả rác trong trường học.
Đầu tiên ta nhận thấy được chính hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng một cách bừa bãi. Người ta cũng không khó nhìn thấy được rằng một xong một que kem hay một chiếc kẹo các bạn học sinh cũng lại vứt ngay xuống dưới chân mình mà cũng chăng quan tâm gần đó có thùng rác. Thế rồi khi một bạn học sinh uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối thì lại có thể để ngay ngắn ở chỗ ghế đá đó dù thùng rác để cách đó rất gần. Việc thấy một số bạn khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác chỉ mong chỗ mình sạch và còn những chỗ khác như thế nào thì cũng không quan tâm.
Suy nghĩ về hiện tượng xả rác trong trường học
Nếu như việc vứt rác ở công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp nhưng hiện nay cũng tràn lan rác. Bến xe, điểm đợi xe bus,… quá nhiều rác và cho đến hiện nay lại tràn vào môi trường giáo dục. Các bạn thực sự không có được ý thức để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp cho chính ngôi trường mà bạn đang theo học. Rác như xuất hiện ở ngay trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, có ở trong những góc lớp, hành lang,… thật gây mất thẩm mỹ, thiện cảm cũng như làm cho môi trường học tập bị ảnh hưởng. Bạn làm sao có thể nhận thấy được các bạn như ngồi trên rác mà vẫn không thay đổi suy nghĩ và bảo vệ môi trường sống xung quanh bạn, nhất là trong môi trường giáo dục. Nhưng chúng ta không khỏi phân vân rằng do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? Dễ nhận thấy được nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Con người hiện đại ngày nay dường như cũng chỉ sống theo kiểu:
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Chính bản thân mỗi học sinh dường như họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai cho nên cũng chẳng quan tâm. Ngay cả những nơi công cộng không phải là của mình như trường hợp thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Thêm một nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, đồng thời chúng ta cũng lại phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ta như nhận thấy được rằng chính ở trong các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp.
Ta như nhận thấy được chính tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Đầu tiên sự xả rác bừa bãi như này trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác lúc này đây dường như cũng đã bị xả bừa bãi liên tục, đồng thời cũng lại ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí cho chính chúng ta. Trong trường học cũng vậy nếu như một môi trường học tập đầy rác thì làm sao có thể giúp cho mỗi người chúng ta có thể học tập tốt được.
Thêm một vấn để về rác trong trường học ta như không thấy được đó không phải chỉ có rác thải từ quà vặt, các loại phế phẩm khác thì “rác” ở đây cũng chính là nét văn hóa của học sinh. Nhiều bạn luôn luôn nói những câu nói tụ không hay và nó cũng chính là “rác trong văn hóa” của học sinh của rất nhiều các trường học trên địa bàn cả nước. Các bạn như ùng lẫn tạp ngôn ngữ của mình như bị “méo mó” lai căng nửa Tây nửa Tàu như làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt càng làm cho văn hóa cũng như sự giàu đẹp của tiếng Việt như mất đi bản sắc. Những câu nói ục và chửi bậy cũng dược các bạn làm thường xuyên hơn thực sự thấy “rác” này cũng cần phải bị loại bỏ hơn bao giờ hết.
Có thể nhận thấy được chính hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức năng và trong phạm vi của nhà trường. “Rác” thải tự nhiên hay rác thải từ chính văn hóa giao tiếp của các bạn học sinh đang là vấn đề phức tạp và báo động, nên bản thân mỗi người hãy tự biết trau dồi để hoàn thiện bản thân mình. Hãy loại bỏ “rác” ra không chỉ với môi trường giáo dục mà còn với toàn bộ môi trường lớn của chúng ta bạn nhé!