Quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước
D. Quyền tham gia quản lí xã hội
Quyền của công dân được báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức cá nhân nào là
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền cơ bản
D. Quyền chính trị
Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. không thiện chí.
B. trái pháp luật.
C. không phù hợp.
D. trái với các quan hệ xã hội.
Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước
D. Quyền tham gia quản lí xã hội
Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công cụ nhà nước,… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là hành vi vi phạm
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự
D. Kỉ luật.
Hành vi xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là
A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hành chính
D. Vi phạm kỉ luật
“.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền bầu cử.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền góp ý.
Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm phá luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,… được pháp luật nào bảo vệ?
A. Pháp luật lao động và pháp luật hành chính.
B. Pháp luật hành chính và pháp luật dân sự.
C. Pháp luật dân sự và pháp luật lao động.
D. Pháp luật lao động và pháp luật tài chính.
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Vi phạm pháp luật
B. Trách nhiệm pháp lí
C. Vi phạm đạo đức
D. Trách nhiệm đạo đức
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Trách nhiệm pháp lí.