Sự kiện nào sau đây đã làm thay đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và lần lượt thôn tính các nước Tây Âu.
B. Quân dân Liên Xô chiến đấu chống phát xít bảo vệ tổ quốc.
C. Nhật tấn công quân Mĩ ở Trân Châu cảng.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
Cho các nhận định sau:
1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 1 nhận định.
B. 2 nhận định.
C. 3 nhận định.
D. 4 nhận định.
Cho các nhận định sau:
1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 1 nhận định.
B. 2 nhận định.
C. 3 nhận định.
D. 4 nhận định.
Ý nào không phản ánh đúng thái độ của Liên Xô trước hành động chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất cần tiêu diệt.
B. Kêu gọi sự hợp tác giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
C. Ủng hộ cuộc đấu tranh chống xâm lược của Etiôpia, Cộng hòa Tây Ban Nha và Trung Quốc.
D. Thỏa hiệp, nhượng bộ các nước phát xít, đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Anh, Mĩ, Pháp.
Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, được gọi là
A. Trục phát xít Đức - I-ta-li-a và Nhật Bản.
B. Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô.
C. ba lò lửa chiến tranh.
D. mối đe dọa chiến tranh của Trục phát xít.
Để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, Liên Xô chủ trương liên kết với các nước tư bản:
A. Mĩ, Ai-xơ-len
B. Anh, Pháp
C. Bỉ, Hà Lan
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
Trước khi khai chiến, Đức đề nghị đàm phán với Liên Xô và kí kết bản Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau vào ngày 23 - 8 - 1939, vì:
A. Đức nhận thấy không thể nào đánh thắng nổi Liên Xô
B. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của nước Đức
C. Đức sợ liên quân Anh và Pháp tiến công sau lưng mình khi đang đánh chiếm Tiệp Khắc
D. đề phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại ba cường quốc trên cả hai mặt trận
Chiến lược cơ bản mà phát xít Đức tiến hành tấn công Liên Xô là gì?
A. Khiêu khích, bắn phá một số nơi để thăm dò thế lực của Liên Xô
B. Xúi giục các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết nổi dậy, rồi nhảy vào can thiệp
C. thực hiện kế hoạch đánh lâu dài, sử dụng người Liên Xô đánh người Liên Xô, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
D. Tiến hành "chiến tranh chớp nhoáng", đánh nhanh thắng nhanh, tận dụng ưu thế về trang thiết bị kĩ thuật và yếu tố bất ngờ
Cho các sự kiện:
1. Quân Đức đánh thẳng vào nước Pháp.
2. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.
3. Hiệp ước Tam cường Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 1, 3.
B. 2, 3, 1.
C. 3, 1, 2
D. 3, 2, 1.