Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?
a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
(Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)
c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
(Thép mới, Cây tre Việt Nam)
d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Nhận xét về Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo, Nam Cao đã đặt ra trước người đọc hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua chát, những bi kịch đau đớn vật vã.
(Trích Văn học Việt Nam 1900-1945, Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, 1998, tr.475)
Hãy phân tích”những cảnh đời éo le, chua chát”được nhà văn Nam Cao thể hiện trong truyện ngắn Lão
Hạc (Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.38)
Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?
A. Người cô cười như diễn viên.
B. Người cô thích khôi hài.
C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực.
D. Người cô diễn kịch.
Đọc văn bản sau:
Có lần, tôi đọc được trên Internet một tin ngộ nghĩnh. Một phụ nữ người Ba Lan tên là Agat Czemierys đã đăng một quảng cáo với nội dung: “Chúng tôi muốn nhận nuôi một ông hay bà, người sẽ sống, tận hưởng các kỳ nghỉ hè và đi mua sắm cùng chúng tôi suốt đời. Không ràng buộc về tiền bạc, chỉ có tình thương”. Kết quả là Agat đã nhận được hàng nghìn thư trả lời từ các cụ già trên khắp Ba Lan, mong được làm ông bà cho các con của cô.
Nhà văn Louisa May Alcott viết rằng: “Mỗi ngôi nhà cần có một người bà trong đó”. Tại sao vậy? Tại sao mỗi khi nhớ về thời ấu thơ, ký ức về ông bà luôn là những ký ức êm đềm nhất? Tại sao khi đến tuổi dậy thì con cái thường cãi lời cha mẹ nhưng lại sẵn sàng nghe lời ông bà? Tại sao cũng đều xuất phát từ yêu thương, nhưng cha mẹ thường trách mắng còn ông bà lại có thể bao dung? Tại sao có những chuyện ta không thể kể với ba mẹ, nhưng sẵn sàng tâm sự với ông Nội hay Bà ngoại?
Có khi nào em tự hỏi mình điều đó?
Đôi khi, có những mâu thuẫn xảy ra giữa cách giáo dục nghiêm khắc của ba mẹ, và sự chiều chuộng của ông bà. Nhưng rồi khi lớn lên, em nhìn lại thời ấu thơ và sẽ hiểu rằng: nhân cách của mình đã được hình thành nhờ cả hai điều đó, nhờ sự cân bằng của cả hai. Quả thật, ai có được cha mẹ nghiêm khắc và ông bà nuông chiều thì quả là hạnh phúc lớn lao.
Do cuộc sống bận rộn, không có thời gian chăm sóc thế hệ già nên người Nhật đã chế tạo robot Snuggling Ifbot có khả năng nói chuyện như một đứa cháu lên 5 tuổi để bầu bạn với người già. Nhưng chỉ sau một tháng, sản phẩm này đã trở nên ế hàng. Bởi ông bà của chúng ta không cần một người máy giúp họ “kích thích não hoạt động và tránh được bệnh hay quên”. Robot không biết lắng nghe, không biết hỏi chuyện ngày xưa, cũng không biết vòi vĩnh và đón nhận tình yêu từ ông bà. Trong khi, đó mới chính là cái mà ông bà cần ở những đứa cháu.
Ông bà của chúng ta chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là một dấu gạch nối giữa chúng ta với quá khứ. Thế hệ ông bà cũng như cái rễ cây vậy. Em không nhìn thấy rễ cây, nhưng em biết rằng rễ luôn hiện hữu ở đó, là nguồn gốc của nhựa sống, là nơi khởi đầu của những chiếc lá non. Vì vậy hãy kính trọng ông bà. Dù em gặp ông bà ở đâu, trong gia đình hay viện dưỡng lão, hay thậm chí khi nhìn thấy ông bà trên đường, dù là ông bà của bất cứ ai, cũng đừng hờ hững đi qua mà không cúi đầu chào. Với lòng biết ơn./.
2. Tìm lí lẽ và bằng chứng để chứng minh luận điểm đó
“Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.” tìm 2 tình thái từ
giúp mình vs nhé
“Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”Tìm một câu ghép có trong đoạn văn trên. Phân tích cấu tạo của hai vế.
cảm ơn ạ
Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật?
A. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà
|
B. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế !
|
C. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
|
D. Tôi vẫn còn nhớ mãi những ấn tượng về ngày khai trường ấy. |
Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì:
"Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...Một con người thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn..."
(Lão Hạc, Nam Cao)
A. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.
B. Làm dãn nhịp điệu câu văn.
C. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.
D. Cả A, B, C đều đúng
Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?
Nhiều người ví von rằng hẻm Sài Gòn như những con lạch nhỏ chảy ra sông, như sông chảy ra biển, hòa vào đại lộ thênh thang. Kỳ thực, hẻm chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tạo ra phần hồn cho thành phố.Nhiều hẻm ở Tân Bình là chốn cư trú của người miền Trung mà đại diện là dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những con hẻm này đã hình thành từ trăm năm nay. Phần lớn người trong hẻm là dân tứ xứ tập trung về rồi tạo thành cộng đồng gắn bó với nhau. Bước chân vào những con hẻm này người ta thấy vừa cũ kỹ, vừa bình dị như bước vào một làng quê nào đó. Nhưng dù cho có bao nhiêu cách gọi tên, hẻm Sài Gòn vẫn là phần hồn tinh túy của văn hóa Sài Gòn, là mạch ngầm của đời sống người Sài Gòn, là thứ lắng đọng lại sau những ồn ào, phồn hoa của hình ảnh một TP.HCM hiện đại đang trỗi dậy. Nơi đây gợi nhiều xúc cảm, gợi nhiều thương nhớ cho những ai từng một lần sống trong hẻm Sài Gòn.
A. Bố cục lộn xộn
B. Bố cục rõ ràng
ĐỀ 13:
CÂU 1:
Chuyện về loài hươu
Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn ba mét xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt.
(Những câu chuyện hay về cuộc sống)
a. Em hãy cho biết nội dung chính của câu chuyện? (1.0 điểm)
b. Em hãy tìm một câu ghép có trong câu chuyện và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép ấy? (1.0 điểm)
c. Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng vài câu văn (khoảng 3 – 5 câu). (1.0 điểm)