Nguyễn Quỳnh Trang

Hàm số là gì ? Mọi người giải thích dễ hiểu chút nha.

quang tran
28 tháng 12 2016 lúc 15:28

là chim mày ấy 

Bình luận (0)
nguyễn lâm khang
28 tháng 12 2016 lúc 15:32

chuẩn CMNR

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Thủy
28 tháng 12 2016 lúc 19:43

Nếu đại lượng y liên hệ phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x. Sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y.  Thì y đc gọi là hàm số của x( x gọi là biến)

Khi x thay đổi mà y luôn nhận 1 giá trị thì y đc gọi là hàm hằng

Hàm số có thể cho bằng bảng hoặc bằng công thức

Trong sgk có đấy bn! T cho mk nha

Bình luận (0)
nguyễn khánh linh linh
4 tháng 9 2018 lúc 19:33

Nếu một đại lượng y phụ thuộc vào một đại lượng thay đổi x sao cho một giá trị của xha ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x, và x gọi là biến số.

1. Hàm số được cho bằng hai dạng : bảng và công thức.

a. Hàm số dạng bảng :

x012345
y1357911

b. Hàm số bằng công thức (dạng tường minh):

y = f(x)

f(x) là biểu thức đại số với biến x.

Ví dụ :

y = 2 : hàm hằng.

y = 2x +1: hàm số bậc nhất

y = x2 +2x -1: hàm số bậc 2

y=\frac{2x+1}{x-1} hàm số nhất biến .v .v …

2. Tập giá trị và tập xác định :

Tập giá trị Y là tập hợp các giá trị của hàm số y.

Tập xác định X tập hợp các giá trị của biến số x. Tập xác định X của hàm số y xác định.

3. Đồ thị của hàm số :

3.a. Định nghĩa :

Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp các cặp giá trị tương ứng (x ; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

b. mặt phẳng tọa độ Oxy :

 * Ox :trục hoành.

* Oy : trục tung.

* O : gốc tọa độ.

* ( I) góc phần tư thứ I, (II) góc phần tư thứ iI,( III) góc phần tư thứ III,( IV) góc phần tư thứ IV.

c. Biểu diễn tọa độ một điểm A trên mặt phẳng tọa độ Oxy:

Ta có : A(x; yA) trong đó :     xA: hoành độ của điểm A .

yA: hoành độ của điểm A .

ví dụ Biểu diễn tọa độ một điểm A(2 ; 3)

vẽ đồ thị của một hàm số trên mặt phẳng tọa độ:

y = x2 +2x – 1 (c); y = 2x + 1 (d)

4. Vị trí tương đối giữa điểm và đồ thị hàm số :

cho A(x; yA) và hàm số y = f(x) có đồ thị (c). A thuộc (c) khi yA = f(xA)

ví dụ : A(1 ; 2) và B( -2 ; 1) có thuộc y = f(x) = x2 +2x – 1 (c)

giải.

Tính : f(xA) = f(1) = 12 +2.1 – 1 = 2 = yA

=> A € ( c).

f(xB) = f(-2) = (-2)2 +2.(-2) – 1 = 2 = -1 ≠ yB

=> B không nằm trên (C).

5. Hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến :

Định nghĩa :

Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc R.

Nếu giá trị của biến tăng lên mà giá trị tương ứng của hàm số f(x) cũng tăng lên
thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên R (gọi tắt là hàm số đồng biến).Nếu giá trị của biến tăng lên mà giá trị tương ứng của hàm số f(x) cũng giảm đi
thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên R (gọi tắt là hàm số nghịch biến).

Định lí : với x1, x2 thuộc R.

Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R.Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R.

Ví dụ :hàm số sau đồng biến hay nghịch biến : y = f(x) = -2x +1

Giải

Tập xác định : R

với x1, x2 thuộc R sao cho x1 < x= > x2 – x1 > 0 (1)

tính : f(x1) = -2x1 +1;  f(x2) = -2x2 +1

xét : f(x1) – f(x2) = (-2x1 +1) – (-2x2 +1) = -2x1 +1 +2x2 -1 = 2(x2 – x1) >0 (vì x2 – x1 > 0 )

=> f(x1) > f(x2) vậy : hàm số nghịch biến.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Thành Danh
Xem chi tiết
Thành Danh
Xem chi tiết
Thuc Tran Nguyen
Xem chi tiết
Nguyen Thu Huyen
Xem chi tiết
Jenny Dolly Marion_ Love...
Xem chi tiết
Member lỗi thời :>>...
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Linh
Xem chi tiết
Huhusuhđhdh
Xem chi tiết