Quân đội thời Trần và Lê Sơ có những điểm giống nhau và khác nhau là: Giống: - Đều tổ chức theo chế độ "Ngụ binh ư nông". - Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hằng năm, có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Khác: - So với thời Trần, quân đội thời Lê Sơ không có quân đội của các vương hầu, quý tộc. - Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội. - Quân đội thời Lê Sơ có thêm các binh chủng, tượng binh, kị binh.
3. * Kết quả: - Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết. - Cánh quân Mộc Tạnh chỉ huy vội rút chạy về nước. - Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
4. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay năm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam. Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ. Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào). ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Bắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh", ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn". Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước.
5. Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh
6. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau: – Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. – Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi.
6.cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.