Huyền Trang Lê

Giúp mình nhé MÌNH ĐANG CẦN GẤP TRING TRƯA NAY NHA 😊

Mai Hiền
22 tháng 4 2021 lúc 12:20

Câu 1:

Nhóm TVĐại diệnMT sốngĐặc điểm cấu tạoVai trò
Tảotảo xoắncác mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông.

- Đặc điểm: thường là những búi sợi màu lục tươi, mảnh như tơ, sờ tay vào thấy trơn, nhớt. Tảo xoắn có màu lục có thể màu chứa chất diệp lục.

- Cấu tạo:

+ Gồm nhiều tế bào nối tiếp nhau tạo thành sợi.

+ Mỗi tế bào gồm có vách tế bào, thể màu và nhân.

* Lợi ích

- Quang hợp tạo ra khí oxi giúp cho sự hô hấp của các động vật dưới nước.

- Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước.

- Làm thức ăn cho người và gia súc như tảo tiểu cầu, rau diếp biển, rau câu, …

- Làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm, …

* Tác hại

- Một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng nước nở hoa, khi chết làm cho nước bị ô nhiễm​ dẫn đến cá bị chết. 

RêuCây rêuThường sống ở những nơi ẩm ướt quanh nhà, lớp học, nơi chân tường hay bờ tường, trên đất hay trên các thân to, ... 

+ Lá nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn.

+ Thân ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn.

+ Rễ giả, chưa có rễ chính thức có chức năng hút nước.

+ Không có hoa.

- Rêu sống trên đá hoặc chỗ nghèo chất dinh dưỡng​ →\rightarrow→ tạo chất mùn.

- Rêu sống ở đầm lầy, khi chết​ →\rightarrow→ tạo lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt. 

QuyếtDương xỉchỗ đất ẩm, ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng, …

- Rễ: rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành một chùm.

- Thân: có màu nâu, có phủ những lông nhỏ.

- Lá: ở mặt dưới là có những màu xanh đến màu nâu đậm. Lá non đầu là cuộn tròn lại.

- Dùng để trang trí.

- Để cải tạo, hấp thụ các chất kim loại nặng trong đất.

Hạt trầnCây thôngTrên cạn

- Thuộc nhóm thực vật bậc cao, đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân.

- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên noãn nên được gọi là hạt trần.

- Chưa có hoa và quả.

- Cho gỗ tốt, thơm. Ví dụ: thông, pomu, hoàng đàn, kim giao, …

- Trồng làm cảnh. Ví dụ: tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre, ...

Hạt kín Đa dạng: dưới nước, trên cạn, ...

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gốc, thân cỏ, lá đơn, lá kép, …) trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.

- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

- Môi trường sống đa dạng: trên cạn, dưới nước.

- Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gốc, thân cỏ, lá đơn, lá kép, …) trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.

- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

- Môi trường sống đa dạng: trên cạn, dưới nước.

- Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.

 

Bình luận (0)
Mai Hiền
22 tháng 4 2021 lúc 12:21

Câu 2:

Đặc điểm khác nhau giữa cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm

Đặc điểm

Cây Hai lá mầm

 Cây Một lá mầm

Kiểu rễ

Rễ cọc

Rễ chùm

Kiểu gân lá

Gân hình mạng

Gân song song

Số cánh hoa

5 cánh hoa

6 cánh hoa

Kiểu thân

Thân gỗ, thân cột, thân leo

Chủ yếu thân cỏ

 Hạt

Phôi hạt có 2 lá mầm

Phôi hạt có 1 lá mầm

 
Bình luận (0)
Mai Hiền
22 tháng 4 2021 lúc 12:21

Câu 3:

- Khái niệm: Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là Phân loại thực vật.

- Trong Phân loại thực vật từ nhóm không được sử dụng chính thức. Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.

- Trong đó, loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít.

- Loài là tập hợp những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo, …

- Ví dụ về các bậc phân loại thực vật:

+ Ngành: hạt trần, hạt kín, rêu, …

+ Lớp: lớp Hai lá mầm, lớp Một lá mầm.

+ Bộ: bộ gừng, bộ hành, …

+ Họ: họ cam, họ hoa hồng, …

+ Chi: mận mơ, dứa dâu, …

+ Loài: loài dứa, loài cau, …

Bình luận (0)
Mai Hiền
22 tháng 4 2021 lúc 12:23

Câu 4:

* Nguồn gốc cây trồng:

- Từ xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ, … của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu sống, người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho vụ sau làm xuất hiện cây trồng → Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại.

* Cây trồng có sự khác biệt so với cây dại:

+ Cây trồng phong phú hơn cây dại về màu sắc, các loại cây, hình dạng, …

+ Cây trồng có các bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt hơn so với cây dại.

- Có sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau của cây mà con người đã tác động, cải tạo các bộ phận đó làm cho cây trồng khác với cây dại.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
nguyễn như thảo nguyệt
Xem chi tiết
Thảo Anh ^-^
Xem chi tiết
Fiona_Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Dao Tao Support
Xem chi tiết
Sương Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Ngọc Bảo Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Nhbnh
Xem chi tiết