Thời gian | Chiến đấu chống các chiến lược của Mĩ | Chiến thắng tiêu biểu |
1961-1965 | Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ ở miền Nam | *Mặt trận chống phá “bình định”,ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”: - Năm 1962,quân giải phóng cùng nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D,căn cứ U Minh,Tây Ninh,…) *Mặt trận chính trị,quân sự: - Ngày 16-6-1963,một cuộc biểu tình lớn của 70 vạn quần chúng Sài Gòn làm rung chuyển chế độ Sài Gòn => Buộc Mĩ phải thay Diệm - Quân dân miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963 - Chiến dịch Đông Xuân 1964-1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung |
1965-1968 | Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam | *Từ 1965-1967: - Thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) - Chiến thắng hai cuộc phản công chiến lược mừa khô: đông-xuân 1965-1966 và 1966-1967 *Cuộc Tổng tiến công và nổi đậy Xuân Mậu Thân (năm 1968) |
1969-1973 | “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” | - Từ 30-4 đến 30-6-1970,quân đội Việt Nam có sự pối hợp của quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia - Từ 12-2 đến 23-3-1971,quân dội Việt Nam có sự phố hợp của nhân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn-719” - Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 - Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” |
1973-1975 | - Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”,mở những cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm” | - Thắng lợi tại Phước Long - Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 + Chiến dịch Tây Nguyên + Chiến dịch Huế-Đà Nẵng + Chiến dịch Hồ Chí Minh |
* Mối quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc:
- Nhiệm vụ của từng miền:
Thời gian | Miền Bắc | Miền Nam |
1954-1960 | Hoàn thành cải cách ruộng đất,khôi phục kinh tế cải tạo quan hệ sản xuất | Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm,giữ gìn và phát triển lực lược cách mạng,tiến tới “Đồng Khởi” |
1961-1965 | Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội | Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ |
1965-1968 | Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại,vừa sản xuất,thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam | Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”của Mĩ |
1969-1973 | Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội,chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia | Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”và “Đông Dương hóa chiến tranh” |
1973-1975 | Khắc phụ hậu quả chiến tranh,khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội,ra sức chi viện cho miền Nam | Chống “bình định-lấn chiếm”,tạo thế và lực tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước |
- Nhiệm vụ chung của hai miền Nam-Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ,cứu nước (1954-1975): giải phóng dân tộc,thống nhất Tổ Quốc.Đưa đất nước tiến tới xã hội chủ nghĩa
Tham khảo:
Nguồn: Loigiaihay
- Nêu được nội dung,ý nghĩa của hiệp định Pa-ri 1973
* Nội dung:
- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
* Ý nghĩa:
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.
- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1945)
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Chủ quan:
+ Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng,đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.Ban với những đường lối chiến thuật,chiến lược đúng đắn,sấng tạo
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn cùng sự dũng cảm kiên cường đứng lên chống đế quốc Mĩ của mọi tầng lớp nhân dân. Có sự đoàn kết thông qua mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
+ Hâu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh,đáp ứng kịp hời các yêu cầu của cuộc chiến tranh hai miền
- Khách quan:
+ Nhờ sự phối hợp chiến đấu,đoàn kết giúp đỡ nhau của ba nước Đông Dương cùng sự ủng hộ,giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế (nhất là Liên Xô,Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu)
*Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc:
+ Kết thức 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc,bảo vệ Tổ Quốc từ sau Cách mạng tháng 8 (1945)
+ Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân-đế quốc.Trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân
+ Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc-kỉ nguyên độc lập,thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội
+ Thể hiện nên khí phách anh hùng,tinh thần đoàn kết một lòng của dân tộc ta
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ các phong trào cách mạng thế giới,nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc
+ Là một trong những chiến công vĩ đại nhất của thế kỉ XX,một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tinh thời đại sâu sắc