Khi được Tào Tháo yêu cầu luận anh hùng, Lưu Bị trả lời: Bị này người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng.
Nếu xem Lưu Bị là người anh hùng theo như quan niệm của Tào Tháo, thì câu nói ấy cho thấy người anh hùng Lưu Bị đang trong tình trạng nào?
A. Chưa kịp định thần để suy nghĩ và phát biểu ý kiến về vấn đề Tào Tháo nêu ra.
B. Dùng đối sách tự vệ, tìm cớ để né tránh việc bộc lộ chủ kiến trước một con người đa nghi, nham hiểm như Tào Tháo.
C. Như con rồng núp ở dưới sóng: giả ý ngu đần, quê kệch để che mắt Tào Tháo, tránh nguy hiểm cho mình.
D. Kiến thức nông cạn, nói năng kém cỏi, không dám bàn luận chuyện anh hùng với Tào Tháo.
Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú? Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão? Thái độ, giọng điệu của họ khi kể chuyện?
Qua lời bình luận của các bô lão (đoạn "Tuy nhiên: Từ có vũ trụ... Nhớ người xưa chừ lệ chan"), trong các yếu tố: địa thế sông núi, con người, theo anh (chị), yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng?
Tình thế của Lưu Bị được kể lại trong đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng có thể tóm tắt như thế nào cho gãy gọn và chuẩn xác nhất?
A. Lưu Bị giả vờ theo Tào Tháo, thám thính tình hình chờ dịp đánh úp quân Tào.
B. Lưu Bị bị Tào Tháo bắt làm con tin và Tào ra sức thuyết phục Lưu Bị theo Ngụy.
C. Lưu Bị lúc này thế lực còn yếu, đang nương náu trên đất Tào, nhẫn nhịn chờ thời để mưu đồ nghiệp lớn.
D. Lưu Bị đã có nơi làm căn cứ địa vững chắc song lực lượng còn yếu nên giả vờ theo Tào Tháo để bảo toàn lực lượng.
Khi nói: Đây giọng thơ Tố Hữu, kia giọng thơ Chế Lan Viên; đây ngôn ngữ Nguyễn Tuân, còn kia văn Vũ Trọng Phụng…là người ta muốn nói tới:
A. Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.
B. Tính cá thể hóa.
C. Tính truyền cảm của ngôn ngữ văn học.
D. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn chương.
Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi:
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.
- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dỉ dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
Vì sao nội dung của đoạn trích là uống rượu luận anh hùng mà từ đầu đến cuối cuộc hội kiến Lưu Bị - Tào Tháo, hầu như không thấy Lưu Bị luận anh hùng gì cả?
A. Vì Lưu Bị là người khiêm nhường, ít nói, lại sợ Tào Tháo.
B. Vì Lưu Bị ít hiểu biết và ít lĩ lẽ về anh hùng, lại kém hùng biện.
C. Vì Lưu Bị muốn giữ kín quan niệm anh hùng và chí lớn của mình.
D. Vì Tào Tháo đã nói đúng, nói đủ những gì Lưu Bị cần nói.
Tìm hiểu đoạn 2 (Từ “Vừa rồi....’ đến “Ai bảo thần dàn chịu được”):
a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh? Âm mưu nào là thâm độc nhất? Tội ác nào là man rợ nhất?
b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc? (Lưu ý những câu văn giàu hình tượng; giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.)
…“Đất nước
Của những dòng sông
Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn
Ngọt lịm những giọng hò xứ sở
Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa
Đất nước
Của những người mẹ
Mặc áo thay vai
Hạt lúa củ khoai
Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con chiến đấu
Đất nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt”…
(Trích “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!”, Nam Hà)
lập dàn ý chi tiết giúp mình với
Đang cần gấp