Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ari Pandola

Giới thiệu vắn tắt về con sông Hồng

Noo Phước Thịnh
21 tháng 12 2017 lúc 22:33

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang. Đoạn từ chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.

Khong Biet
21 tháng 12 2017 lúc 23:27

Giới thiệu vắn tắt về con sông Hồng

Bài làm:Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng - một trong 36 nền văn minh của thế giới mà còn là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lớn thứ hai trên bán đảo Đông Dương (sau sông Mekong hay Cửu Long).

Với chiều dài 1.126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu vực là 155.000km2 chiếm 45,6% diện tích, sông Hồng còn có 614 phụ lưu, với những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy.

Trước khi người Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi. Mỗi địa phương có một tên sông riêng của mình, ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Nam Sang, Hoàng Giang vì thế nó cũng được coi là con sông có nhiều tên nhất.

Từ bao đời nay, vào dịp lễ hội mùa Xuân và mùa Thu, sông Hồng lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng của những đoàn thuyền Rồng đi ra tận giữa sông rước nước sông Mẹ (sông Cái) về thờ và tắm tượng.

Sông Hồng còn được coi là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược. Những trận thắng lớn của nhân dân Việt Nam trong lịch sử phần lớn là những trận đánh trên sông nước như Bạch Đằng (938), (981) trận Tây Kết lần 1, Tây Kết lần 2, Chương Dương, Hàm Tử (1285), Bạch Đằng (1285), Rạch Gầm Xoài Mút (1785); khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (xưa là Đinh Bộ Đầu) nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta (29/1/1285) đánh bật ba vạn quân Mông Cổ do Uri-ang Kha-Đai cầm đầu ra khỏi Thăng Long, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ hai (1285).

Khoảng ba bốn trăm năm trước, Sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa từ miền xuôi theo sông Hồng về lại đồng bằng, xuôi những bến bờ lên các tỉnh miền núi, hàng lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng. Những bến bờ sông Hồng ấy đã sánh ngang với những bến cảng sầm uất của Châu Âu, các tàu buôn của Pháp, Nhật, Ý, Bồ Đào Nha… tấp nập cập bến sông Hồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Hồng còn là nhân chứng cho sự hy sinh mất mát và những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội.

Tài nguyên du lịch sông Hồng phải kể đến là hệ thống làng Việt. Trên sông Hồng tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước. Một số làng tồn tại ở vùng đất ven sông ngoài đê chính, chẳng hạn làng gốm Bát Tràng - xưa có mỏ đất Sét trắng là nguyên liệu để làm gốm, đây cũng là vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy.

Sông Hồng còn nổi bật với những di tích ghi dấu sự kết tinh của lao động. Bản thân đồng bằng sông Hồng là mảnh đất được ông cha ta chú ý bảo vệ bằng hệ thống đê điều kiên cố. Với Hà Nội, kể từ khi xuất hiện đê Cơ Xá vào thời Lý đầu thế kỷ 12 (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long dọc sông Hồng từ Nghi Tàm đến Lương Yên và đê Quai Vạc…, hệ thống đê sông Hồng của Hà Nội đã có một bề dày lịch sử đến hơn 800 năm./.

dotiendung
22 tháng 12 2017 lúc 6:09

Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng - một trong 36 nền văn minh của thế giới mà còn là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lớn thứ hai trên bán đảo Đông Dương (sau sông Mekong hay Cửu Long).

Với chiều dài 1.126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu vực là 155.000km2 chiếm 45,6% diện tích, sông Hồng còn có 614 phụ lưu, với những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy.

Trước khi người Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi. Mỗi địa phương có một tên sông riêng của mình, ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Nam Sang, Hoàng Giang vì thế nó cũng được coi là con sông có nhiều tên nhất.

Từ bao đời nay, vào dịp lễ hội mùa Xuân và mùa Thu, sông Hồng lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng của những đoàn thuyền Rồng đi ra tận giữa sông rước nước sông Mẹ (sông Cái) về thờ và tắm tượng.

Sông Hồng còn được coi là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược. Những trận thắng lớn của nhân dân Việt Nam trong lịch sử phần lớn là những trận đánh trên sông nước như Bạch Đằng (938), (981) trận Tây Kết lần 1, Tây Kết lần 2, Chương Dương, Hàm Tử (1285), Bạch Đằng (1285), Rạch Gầm Xoài Mút (1785); khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (xưa là Đinh Bộ Đầu) nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta (29/1/1285) đánh bật ba vạn quân Mông Cổ do Uri-ang Kha-Đai cầm đầu ra khỏi Thăng Long, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ hai (1285).

Khoảng ba bốn trăm năm trước, Sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa từ miền xuôi theo sông Hồng về lại đồng bằng, xuôi những bến bờ lên các tỉnh miền núi, hàng lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng. Những bến bờ sông Hồng ấy đã sánh ngang với những bến cảng sầm uất của Châu Âu, các tàu buôn của Pháp, Nhật, Ý, Bồ Đào Nha… tấp nập cập bến sông Hồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Hồng còn là nhân chứng cho sự hy sinh mất mát và những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội.

Tài nguyên du lịch sông Hồng phải kể đến là hệ thống làng Việt. Trên sông Hồng tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước. Một số làng tồn tại ở vùng đất ven sông ngoài đê chính, chẳng hạn làng gốm Bát Tràng - xưa có mỏ đất Sét trắng là nguyên liệu để làm gốm, đây cũng là vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy.

Sông Hồng còn nổi bật với những di tích ghi dấu sự kết tinh của lao động. Bản thân đồng bằng sông Hồng là mảnh đất được ông cha ta chú ý bảo vệ bằng hệ thống đê điều kiên cố. Với Hà Nội, kể từ khi xuất hiện đê Cơ Xá vào thời Lý đầu thế kỷ 12 (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long dọc sông Hồng từ Nghi Tàm đến Lương Yên và đê Quai Vạc…, hệ thống đê sông Hồng của Hà Nội đã có một bề dày lịch sử đến hơn 800 năm.


Các câu hỏi tương tự
Trần Lục Anh
Xem chi tiết
Trần Việt Hà
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
hoang quynh anh
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc ánh
Xem chi tiết
123 Người Bí Ẩn
Xem chi tiết
hoang quynh anh
Xem chi tiết
Chử Thảo Nhi
Xem chi tiết
nguyen thi duyen
Xem chi tiết