Hoàng Mỹ Ly

Giair giùm mình vài bài toán mình :) mình hứa sẽ tích cho các bạn thật nhiều

1.Cho tam giác ABC.Qua D là trung đểm của cạnh BC ,kẻ một đường thẳng vuông góc với đường phân giác của góc A nó cắt AB ở M và AC ở N. cmr : BM=CN

2.Vẽ ra phía ngoài 2 tam giác ABC các tam giác ABD và BCE cùng vuông cân tại B gọi M là trung điểm của AC.Chứng minh rằng DE=2BM

3. Cho tam giác ABC có góc A từ.Trong góc A vẽ các đoạn thẳng AD,AE sao cho AD vuông góc và bằng AB,AE vuông góc và bằng AC .Gọi M là trung điểm của DE .CMR : AM \(\perp\) BC

4.Vẽ ra ngoài tam giác ABC các tam giác ABD vuông cân tại B,ACE vuông cân tại C,Gọi M là trung điểm của DE.Tam giác BMC là tam giác gì ?? Vì sao?

5.Cho hình thang cân ABCD (AB\(//\) CD) có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.CMR chiều cao BH bằng đường Trung bình MN

Còn nhiều bài lắm các bn làm giúp mình nha

 

Vanlacongchua
18 tháng 12 2018 lúc 16:57

, Tự vẽ hình và ghi giả thiết kết luận (mình không biết vẽ hình trên máy -_-")

Giải : Từ giả thiết ta có 

D là trung điểm của AB và MO

,E là trung điểm của AC và ON

=> ED là đường trung bình của cả hai tam giác ABC và OMN

Áp dụng định lý đường trung bình vào  tam giác trên ,ta được

\(\hept{\begin{cases}AD//BC,DE//MN\\DE=\frac{1}{2}BC,DE=\frac{1}{2}MN\end{cases}}\Rightarrow\hept{\begin{cases}MN//BC\\MN=BC\end{cases}}\)

Tứ giác MNCB có hai cạnh đối song song và bằng nhau nên nó là hình bình hành

Bình luận (0)
Vanlacongchua
18 tháng 12 2018 lúc 17:06

Từ từ ,hình như mình làm nhầm đề :) Để mình làm lại đã rồi trả lời bn sau nhé!!!!!@@

Bình luận (0)
Vanlacongchua
18 tháng 12 2018 lúc 19:28

Bài 1 : tự viết giả thiết kết luận và vẽ hình

Do N là trung điểm của BC theo giả thiết nên chọn BC làm một đường chéo.Vẽ thêm điểm E sao cho D là trung điểm của ME thì tứ giác BMCE có hai đường chéo chắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên nó là hình bình hành

=> \(BM//CE\) và \(BM=CE\)

Ta có : MN \(\perp\) với hai tia phân giác của góc A nên tam giác AMN cân ở A.

Áp dụng tính chất về góc của tam giác cân AMN ,tính chất của hai góc đối đỉnh của ở N và tính chất góc so le của BM // CE ,ta được

\(\hept{\begin{cases}\widehat{M1}=\widehat{N2},\widehat{N1}=\widehat{N2}\\\widehat{M1}=\widehat{E1}\end{cases}}\Rightarrow\widehat{N1}=\widehat{E1}\Rightarrow CE=CN\) 

(Vì trong một tam giác đối diện với hai góc bằng nhau là 2 cạnh bằng nhau)

Từ (1) và (2) => BM=CN    (đpcm )

Bình luận (0)
Vanlacongchua
18 tháng 12 2018 lúc 19:41

Bài 2; Giair (tự ghi giả thiết kết luận và vẽ hình nhé bạn)

Do M là trung điểm của AC theo giả thiết nên chọn AC làm một đường chéo

Vẽ thêm điểm F sao cho M là trung điểm của BF thì tứ giác ABCF có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên nó là hình bình hành

=> BC // AF , BC=AF  (1)  và BF=2BM   (2)

Áp dụng tính chất hai góc trong cùng phía của BC // AF :) => 

\(\hept{\begin{cases}\widehat{ABC}+\widehat{BAF}=180,\widehat{B1}=\widehat{B3}=90\\\widehat{B1}+\widehat{B2}+\widehat{B3}+\widehat{ABC}=360\end{cases}}\)   < không viết độ đc nên thông cảm nhoa)

\(\Rightarrow\widehat{B2}=\widehat{BAC}\left(3\right)\)

Theo giả thiết ta có : tam giác ABD và tam giác BCE cùng vuông cân ở B nên BA=BD (4)  và BE=BC (5)

Kết hợp (1) với (5) => BE=AF (6)

Từ (3) , (4) ,(6) => \(\Delta BDE=\Delta ABF\left(c.g.c\right)\)

do đó DE=BF.   Thay BF=DE vào đẳng thức (2) ta được   DE=2BM  (ĐPCM)

Bình luận (0)
Vanlacongchua
18 tháng 12 2018 lúc 19:49

Bài 3 : Tự ghi giả thiết,kết luận và vẽ hình nha bn

giải 

Do M là trung điểm của ED ( theo giả thiết ) nên chọn ED là một đường chéo

Vẽ thêm một điểm I sao cho M là trung điểm của AI thì tứ giắc AEID là hình bình hành.

Do đó AD // EI ,AD=EI.

Có \(\Delta ABC=\Delta EIA\left(c.g.c\right)\)

Ta có \(\widehat{BAC}=\widehat{IEA}\)  (vì cùng bù với góc EAD )      từ đó \(\Rightarrow\widehat{A1}=\widehat{B}\)

Gọi H là giao điểm của AM và BC.Ta có

\(\widehat{B}+\widehat{BAH}=\widehat{A1}+\widehat{BAH}=90\Rightarrow AM\perp BC\)          

=>>> \(\left(ĐPCM\right)\)

Bình luận (0)
Vanlacongchua
18 tháng 12 2018 lúc 19:55

BÀI 4 : TỰ GHI GIẢ THIẾT,KẾT LUẬN VÀ VẼ HÌNH NHA BN!!@@@

GIẢI 

Do M là trung điểm của DE theo giả thiết 

=> chọn DE là một đường chéo

Vẽ thêm điểm N sao cho M là trung điểm của BN thì tứ giác BDNE là hình bình hành

=> \(EN\perp AB,EN=AB.\)

Lại có \(EC\perp AC,EC=AC\)

Từ đó => \(\Delta ABC=\Delta ENC\left(c.g.c\right)\) nên \(BC=NC\) VÀ  \(BC\perp NC.\)

Do đó \(\Delta BCN\) vuông cân , => \(\Delta BCN\)  cân tại M              \(\left(ĐPCM\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Linh Nhi
Xem chi tiết
maithuyentk
Xem chi tiết
Trần Anh Tuấn
Xem chi tiết
Như Nguyễn
Xem chi tiết
Ôn Cẩm Minh
Xem chi tiết
Như
Xem chi tiết
Tiến Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Trương Vân Anh
Xem chi tiết