Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Kim Phương

Giải thích câu tục ngữ nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

dragon ender
17 tháng 5 2018 lúc 19:29

Ta đã nhiều lần từng nghe câu tục ngữ: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận chợ” là câu tục ngữ đạo đức kết kinh nghiệm về cách chọn nơi ở và ta gặp lại cấu trúc quen thuộc này trong câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là kinh nghiệm của cha ông về cách chọn nghề.

Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm trong việc chọn công việc của ông cha ta.
Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá. Mảnh đất hình chữ S của chúng ta nằm hiền hòa cạnh biển Đông, có bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam, không chỉ là một vị trí chiến lượng quan trọng mà còn là là nơi có vị trí địa lí thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy hải sản. Với một lượng thủy hải sản lớn, dồi dào trong vùng biển của ta, ngư dân ta có một kho báu để khai thác và phát triển. Cá là loài dễ được chú ý nhất vì dễ bắt, dễ nuôi, mau lớn lại có nhu cầu tiêu thụ cao. Vậy nên nghề được ưu tiên hàng đầu chính là nghề nuôi cá, không quá vất vả lại có thể có thu nhập cao.

Sau nghề nuôi cá là “Nhị canh viên” là đang nói tới nghề làm vườn. Sở dĩ nghề làm vườn được xếp thứ hai sau nghề nuôi cá bởi làm vườn cần quá trình dài và không hề nhanh thu hoạch như là nghề nuôi cá, nhu cầu thị trường cũng không quá cao bởi người dân có thể tự trồng lấy và cung cấp cho gia đình. Nhưng xét về khí hậu Việt Nam nhiệt đới thuận lợi cho sự phát triển của những loại cây ăn quả và hoa trái nên nghề làm vườn cũng được coi là một nghề dễ phát triển. Đó là lí do những nhà ở làng quê rộng rãi luôn để dư mảnh đất lớn sau nhà để làm vườn. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền, mỗi thời điểm nên chọn cho mảnh vườn của mình loại cây trái thích hợp để sự lao động của bản thân có được kết quả xứng đáng.

Và nghề thứ ba được nhắc tới chính là nghề làm ruộng- nghề nghiệp không thể thiếu của một nước nông nghiệp lâu đời như nước ta. Nghề nuôi cá về nghề làm vườn được xếp ưu tiên hơn so với nghề làm ruộng là bởi những làm ruộng là nghề vất vả nhất, quanh năm chỉ có một mùa thu hoạch mà lại rất phụ thuộc vào thời tiết. Đối với một nước có nhiều bão lũ như nước ta thì trồng lúa quả không phải là một công việc dễ dàng. Vì vậy trong năm có thời gian nông nhàn, những người nông dân đều tranh thủ làm vườn hoặc lên thành phố kiếm thêm việc làm.

Đó là cách cha ông ta khuyên giải con cháu trong cách chọn nghề nhưng dù thế nào cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà cần kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi mình đang sống để chọn cho bản thân lựa chọn đúng đắn nhất. Ví dụ như nếu đang sống ở mảnh đất màu mỡ phù hợp với việc trồng lúa thì không nên mạo hiểm làm vườn trên mảnh đất đó, không chỉ vụt mất cơ hội có những đợt thu hoạch lúa tốt mà còn có thể làm hỏng cả mảnh vườn.
Những kinh nghiệm mà cha ông đúc kết đã bao đời nay nhưng đến nay vẫn y nguyên giá trị, nuôi cá đến nay vẫn là một ngành nghề mang lại thu nhập cao cho người làm nghề. Còn đối với nghề làm vườn và nghề làm ruộng những năm gần đây, sản lượng hoa trái xuất khẩu sang nước ngoài và sản lượng lúa gạo trong nước tăng nhanh với số lượng lớn đã khiến ta ghi nhận sự đóng góp của hai ngành này trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Qua câu tục ngữ, bài học lớn nhất mà ta nhận được đó là cần biết, hiểu, nắm vững kiến thức về tự nhiên quê hương mình để khai thác hợp lí trong kinh tế, góp phần đưa đất nước ngày một đi lên.

Vũ Trọng Phú
17 tháng 5 2018 lúc 19:27

Hướng làm bài tập làm văn dẫn giải thích câu tục ngữ nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền hay nhất. Cha ông ta từ xưa đã đúc kết nên rất nhiều những câu thành ngữ tục ngữ bằng vốn sống và kinh nghiệm từng trải của mình để thế hệ sau nhìn vào đó mà noi gương. Những câu tục ngữ thành ngữ ấy tuy không phải chứng minh bằng khoa học hiện đại nhưng vẫn đúng đắn từ xưa đến nay và có giá trị như những kho báu linh hồn của dân tộc, mà trong đó có câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”. Đây là một câu tục ngữ rất quen thuộc nhưng không hẳn là tất cả mọi người đều có thể hiểu hết ý nghĩa mà cha ông muốn gửi gắm vào nó. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài giải thích câu tục ngữ “nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền”. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể cho đề bài này mang tính chất tham khảo. Để làm bài này, chúng ta sẽ giới thiệu câu tục ngữ, giải thích những từ hán việt trong câu, giải thích cơ sở của những khẳng định và rút ra bài học áp dụng.

Kotarou Tora
17 tháng 5 2018 lúc 19:28

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích đã cho thấy óc quan sát và những chiêm nghiệm sâu sắc của cha ông về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. “Trì” là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá, “viên” là vườn, canh viên là nghề làm vườn, canh điền nghĩa là làm ruộng. Như vậy trong tương quan sắp xếp và từ kinh nghiệm làm nông của cha ông, họ thấy rằng trong các nghề nghiệp thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài.

dragon ender
17 tháng 5 2018 lúc 19:34

Còn 1 câu để giải thích nữa nghe nhé:

Từ ngàn đời xưa, cha ông ta đã đúc rút nhiều kinh nghiệm quý báu cho con cháu đời sau. Những người nông dân mộc mạc, giản dị quanh năm gắn bó với lũy tre làng nhưng lại chứa đựng trong tâm hồn họ là cả một kho báu kinh nghiệm tinh túy, quý giá. Đặc biệt nước ta là một nước nông nghiệp, chính vì vậy hẳn là những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về các lĩnh vực nông nghiệp mới thấp thía làm sao: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích đã cho thấy óc quan sát và những chiêm nghiệm sâu sắc của cha ông về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. “Trì” là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá, “viên” là vườn, canh viên là nghề làm vườn, canh điền nghĩa là làm ruộng. Như vậy trong tương quan sắp xếp và từ kinh nghiệm làm nông của cha ông, họ thấy rằng trong các nghề nghiệp thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài.

Nước ta là một nước nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi, làm vườn và làm ruộng-nghề nông truyền thống, chính vì thế nên thường dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết chính vì vậy mà lợi ích kinh tế phụ thuộc rất nhiều. Theo đó, nghề nuôi cá và làm vườn ít chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và liên quan đến thời tiết nhất sẽ giảm những thiệt hại cho người nông dân hơn cả. Ca dao có câu:
 

“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày trông đêm”.

Một phần qua câu ca dao cũng để thấy được những ảnh hưởng và tác động mà người nông dân phải cố gắng khắc phục để có một vị mùa bội thu. Để có được điều ấy, mọi quá trình từ gieo trồng, đến cấy hái, rồi gặt phơi, tuốt lúa đều cần sự tỉ mỉ và cần mẫn của người nông dân. Do đó, nông nghiệp của đất nước ta cũng liên quan mật thiết đến thời tiết. thời kì xa xưa, khi chưa có dự báo thời tiết thì việc theo dõi diễn biến thời tiết càng gặp khó khăn vì thế mà nghề làm ruộng cũng vất vả, mà lợi nhuận thu được cũng chẳng đáng là bao nhiêu.

Tuy nhiên, kinh nghiệm này chỉ là trên cơ sở của thế hệ đi trước, không có điều gì là tuyệt đối và hoàn hảo, vậy nên cần áp dụng lời khuyên này trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể chứ không được phép máy móc vấn đề. Ví như nếu sống ở vùng núi cao, nước sâu thì không thể nhất canh trì được. Do đó, câu tục ngữ còn hàm ẩn một tầng nghĩa sâu xa khác, đó là chúng ta là còn người, chúng ta có tư duy và biết suy nghĩ, nên cần biết tận dụng linh hoạt, khai thác tốt và hợp lí các điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, có như vậy năng suất mới cao, đời sống mới được nâng cấp.

Đất nước là của nhân dân, nhân dân ấy có từ ngàn đời nay, chính những kinh nghiệm quý giá ấy của họ đã góp phần làm nên những truyền thống quý giá, kinh nghiệm sâu sắc của dân tộc. Vậy nên dù đã qua bao đời nay nhưng những câu tục ngữ của cha ông vẫn còn nguyên giá trị

dragon ender
17 tháng 5 2018 lúc 19:36

hoặc là:

Từ ngàn đời xưa, cha ông ta đã đúc rút nhiều kinh nghiệm quý báu cho con cháu đời sau. Những người nông dân mộc mạc, giản dị quanh năm gắn bó với lũy tre làng nhưng lại chứa đựng trong tâm hồn họ là cả một kho báu kinh nghiệm tinh túy, quý giá. Đặc biệt nước ta là một nước nông nghiệp, chính vì vậy hẳn là những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về các lĩnh vực nông nghiệp mới thấp làm sao: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích đã cho thấy óc quan sát và những chiêm nghiệm sâu sắc của cha ông về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. “Trì” là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá, “viên” là vườn,  viên là nghề làm vườn, canh điền nghĩa là làm ruộng. Như vậy trong tương quan sắp xếp và từ kinh nghiệm làm nông của cha ông, họ thấy rằng trong các nghề nghiệp thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài.

Nước ta là một nước nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi, làm vườn và làm ruộng-nghề nông truyền thống, chính vì thế nên thường dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết chính vì vậy mà lợi ích kinh tế phụ thuộc rất nhiều. Theo đó, nghề nuôi cá và làm vườn ít chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và liên quan đến thời tiết nhất sẽ giảm những thiệt hại cho người nông dân hơn cả. Ca dao có câu:
 

“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày trông đêm”.

Một phần qua câu ca dao cũng để thấy được những ảnh hưởng và tác động mà người nông dân phải cố gắng khắc phục để có một vị mùa bội thu. Để có được điều ấy, mọi quá trình từ gieo trồng, đến cấy hái, rồi gặt phơi, tuốt lúa đều cần sự tỉ mỉ và cần mẫn của người nông dân. Do đó, nông nghiệp của đất nước ta cũng liên quan mật thiết đến thời tiết. thời kì xa xưa, khi chưa có dự báo thời tiết thì việc theo dõi diễn biến thời tiết càng gặp khó khăn vì thế mà nghề làm ruộng cũng vất vả, mà lợi nhuận thu được cũng chẳng đáng là bao nhiêu.

Tuy nhiên, kinh nghiệm này chỉ là trên cơ sở của thế hệ đi trước, không có điều gì là tuyệt đối và hoàn hảo, vậy nên cần áp dụng lời khuyên này trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể chứ không được phép máy móc vấn đề. Ví như nếu sống ở vùng núi cao, nước sâu thì không thể nhất canh trì được. Do đó, câu tục ngữ còn hàm ẩn một tầng nghĩa sâu xa khác, đó là chúng ta là còn nhiều người, chúng ta có tư duy và biết suy nghĩ, nên cần biết tận dụng linh hoạt, khai thác tốt và hợp lí các điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, có như vậy năng suất mới cao, đời sống mới được nâng cấp.

Đất nước là của nhân dân, nhân dân ấy có từ ngàn đời nay, chính những kinh nghiệm quý giá ấy của họ đã góp phần làm nên những truyền thống quý giá, kinh nghiệm sâu sắc của dân tộc. Vậy nên dù đã qua bao đời nay nhưng những câu tục ngữ của cha ông vẫn còn nguyên giá trị

Ca dao tục ngữ là một kho tàng kiến thức phong phú và quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những kinh nghiệm quý báu mà người xưa để lại cho chúng ta, đó là kinh nghiệm về lao động sản xuất, trong đó có câu:

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm nuôi trồng của ông cha ta. Theo người đi trước, muốn làm giàu, đầu tiên phải kể đến "nhất canh trì" tức là nghề nuôi cá. Tại sao nghê nuôi cá lại được ưu tiên hàng đầu? Trước tiên ta có thể thấy Việt Nam ta từ xưa tới nay vẫn là đất nước sống chủ yếu là nhờ vào nông nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đất nước ta có bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam. Đây là một vị trí địa lý hiếm hoi không phải nước nào cũng có được. Do đó, nó thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, ngành nuôi trồng thủy sản đã đem lại giá trị kinh tế to lớn cho xã hội. Ngày nay, khắp nơi ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là ở các tỉnh miền trung, nghề đánh bắt cá đã phát triển từ rất lâu đời. Người dân vùng biển đã biết đóng những chiếc tàu to hàng chục tấn để đánh bắt cá. Ở những vùng sông nước miền Tây, nhiều hộ dân cũng phát triển mạnh mẽ nghề nuôi tôm, nuôi cá basa...Rất nhiều gia đình đã trở thành triệu phú, tỉ phú từ nghề này.

Sau "nhất canh trì" là "nhị canh nông" tức nghề làm vườn. Nghề làm vườn ở đây muốn nói đến việc trồng rau hay trồng các loại cây ăn trái. Việt Nam ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho việc trồng cây hoa màu, cây ăn trái. Ngày nay, chúng ta có thể tự cung tự cấp lương thực thực phẩm. Với tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ đem đến cho nông dân những giống cây cho năng suất cao, giúp con người trồng trọt ngày càng hiệu quả.

Cuối cùng phải kể đến đó là nghề làm ruộng (tam canh điền). Làm ruộng là nghề lâu đời nhất, có từ khi cha ông ta mới khai sinh lập địa. Nhưng vì nghề làm ruộng phải bỏ ra nhiều công sức mà kết quả thu được chẳng là bao nên nó không phải là nghề được ưu tiên hàng đầu. Nó được xếp vị trí thứ ba, sau nghề nuôi cá và nghề làm vườn.

Có thể thấy ông cha ta thật có lí khi phân hạng nghề nghiệp. Tuy nhiên, ta không nên áp dụng lời dạy ấy một cách máy móc mà phải biết linh hoạt, sáng tạo. Thứ tự ưu tiên không luôn luôn đúng với mọi nơi, mọi vùng. Có những nơi chỉ phát triển được nghề làm vườn mà không thể nuôi trồng thủy sản. Hoặc có những nơi chỉ thích hợp cho nghề làm ruộng mà không phải nghề làm vườn hay nuôi cá...Với tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày nay, con người có thể sản xuất hiệu quả ở mọi ngành nghề. Tuy nhiên, nếu địa hình địa lí thuận lợi và phong phú, ta vẫn nên áp dụng câu "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.

Lời khuyên của ông cha ta dù đã có từ lâu đời nhưng vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Ngành thủy sản đã mang lại giá trị to lớn cho nhân dân và xã hội. Việt Nam đã tự cung cấp được lương thực thực phẩm không những nuôi sống được xã hội mà còn có thể xuất khẩu sang các nước khác. Có được thành quả ấy là nhờ ta biết áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo lời dạy bảo của người xưa.
(>_<)($_$)(~_~)(^_^)


Các câu hỏi tương tự
ha nhu minh
Xem chi tiết
Nhan Vo
Xem chi tiết
Peashooter
Xem chi tiết
Hưng Enti
Xem chi tiết
nguyễn sỹ nam
Xem chi tiết
Dương Thị Thùy Vân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
nguyễn sỹ nam
Xem chi tiết
lã huyền như
Xem chi tiết