Trong câu Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào
Tìm ba từ đồng nghĩa với từ quan tâm trong bài
Ai nhanh nhất mình sẽ tick
câu nào là câu ghép:
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận .
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc , cô đã nhận thấy có gì không bình thường ,cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy , cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
Bài Văn Tả Giàn Cây Leo :
Giúp Mình Với Ạ >-<
nếu được đứng trước tượng đài , em sẽ nói gì với Xa - xa -cô ?
Tìm hai từ láy vần "un"
Giúp mik với, ai nhanh đúng mik sẽ tick
các bn ơi mk vừa mới vào olm mới nên ko biết vào trang cá nhân kiểu j các bn giúp mk với
Viết bài văn tả cảnh vào buổi tối ở thành phố Vĩnh Yên
Giúp mik với, ai nhanh và hay mik sẽ tick
dấu phẩy trong câu: " Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn với cái bến nước của làng . Có tác dụng gì
Mình đang cần gấp
BÀ TÔI
Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.
Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu :
– Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế ?
Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó :
– Bà ơi, bà về đi, bà về đi.
Và đưa tay vẫy vẫy bà.
Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn :
– Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à ?
Tôi vội vàng lắc đầu :
– Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”.
Tôi nhăn nhó :
– Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu : “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.
Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn.
Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ !”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.
Rồi một hôm, tôi cương quyết nói với bà :
– Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.
Bà tôi cười :
– Lớn rồi ư ? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ ?
Nhưng dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen:
– Được rồi, sạch đấy, thơm đấy.
Tôi nhớ mãi có lần bà nói :
– Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…
(Trần Huy Hoàng)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
1. Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào ?
a. Dạy cháu học.
b. Mua quần áo đẹp cho cháu.
c. Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.
2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ?
a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.
b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.
c. Vì cả hai ý trên.
3. Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ?
a. Vì bạn cho rằng mình đã lớn rồi.
b. Vì bạn thương bà vất vả.
c. Cả hai ý trên.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả.
b. Trẻ con không nên làm nũng người lớn.
c. Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình.
v LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1 :Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ.
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…
Bài 2.Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 3.a) Hai câu cuối trong đoạn văn bài 1 là câu đơn hay câu ghép ?
……………………………………………………………………………………………………………..
b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ.( lưu ý câu ghép chính phụ là câu ghép dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối kết giữa các vế câu ghép.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4 : a, Đặt một câu ghép trực tiếp và xác định cấu tạo câu.
……………………………………………………………………………………………….
b, Đặt một câu ghép có dùng từ nối để nối kết các vế câu và xác định cấu tạo câu.
………………………………………………………………………………………………..
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, giống như một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu, thưa cô!
Tôi nói, và cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, có một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.
Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng nhân hậu,tận tụy.
(Xuân Lương)
b.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.
Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào?
a. Cô là người quan tâm đến học sinh.
b. Cô rất giỏi về y học.
c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.
Câu 4: Câu nào sau đây là câu ghép:
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.
Câu5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Viết câu trả lời của em:
Câu 6: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ :
điều kiện- kết quả hoặc giả thiết - kết quả.
Hễ chủ nhật này trời đẹp .............................................................................................
Câu 7: Xác định các thành phần trong câu sau:
Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác .
Trạng ngữ:...................................................................................................................
Chủ ngữ:......................................................................................................................
............................................................................................................................
Câu 8: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?”
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 9: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.
Câu 10:Viết 1 câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng: đâu - đấy. Sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa đặt.
………./…………