Câu hỏi 3: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "rọi" trong câu "Một tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống."
a/ chiếu b/ nhảy c/ soi d/ tỏa
2. Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn.Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp,trôi giạt cả về một phương để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng,xanh.Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ,rọi xuống dưới mặt đất.Nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn ,luồn lỏi, chảy thành hàng ngàn vạn dòng mỏng man, buốt lạnh từ trong các bụi rậm xa gần. Những chú chồn những,con dũi với bộ lông ướt mềm vừa mừng rỡ vừa lo lắng nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất.
3. Tìm các động từ và từ láy có trong đoạn văn trên.
Gạch bỏ từ không thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Thấy lũ trẻ bơ vơ, ai cũng ( e ngại, ngần ngại, ái ngại )
b) Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy (hái, bẻ, ngắt) từng bắp ngô.
Khi cơn mưa rào vừa tạnh, những tia nắng ấm áp lại mừng rỡ rọi xuống, vạn vật trở nên sinh động hẳn lên. Em hãy viết một bài văn tả lại vẻ đẹp đất trời lúc đó
Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: "Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa ... ."
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Theo Mai Văn Tạo
Khoanh vào ý đúng nhất
Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Dữ dội, kéo dài. b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? (0.5 điểm)
a. Tháng hai, tháng ba. b. Tháng ba, tháng tư. c. Tháng tư, tháng năm.
Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Cây đước. b. Cây bình bát. c. Cây bần.
Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? (0.5 điểm)
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào? (0.5 điểm)
a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
Câu 6: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: (0.5 điểm)
a. Nhà cửa dựng dọc. b. Nhà cửa. c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.
Câu 7: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy?
a. 2 từ (Đó là: ............................................................................................................)
b. 3 từ (Đó là: ...........................................................................................................)
c. 4 từ (Đó là: ...........................................................................................................)
Câu 8: Từ "Nhà" trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)
a. Nhà tôi có ba người. b. Nhà tôi vừa mới qua đời. c. Nhà tôi ở gần trường.
Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn , rồi điền vào từng chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp. { cho , với , và , của , như}
a} Cây pơ-mu đầu dốc ... một người lính đứng canh....... làng bản
b} Cô giáo ...... chúng tôi là một người rất thương học trò
c} Các anh đã hoàn thành nhiệm vụ....... tất cả trí tuệ....... sức lực của mình
Câu 2. a) Em hãy điền một từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống (…) dưới đây.
- Có mới nới ………...
- Xấu gỗ,…….... nước sơn
- Mạnh dùng sức,……………… dùng mưu
- Ngày nắng ………... mưa
b) Thêm trạng ngữ để hoàn chỉnh các câu sau:
- …………………………………………………..….. bà con nông dân đang gặt lúa.
- …………………………………………………….. chúng ta phải chăm chỉ học tập.
- ……………………………………………………..….. ánh nắng tràn trên mặt biển.
giúp mình đi
Câu “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.” có mấy quan hệ từ?
A. 1 quan hệ từ
B. 2 quan hệ từ
C. 3 quan hệ từ
D. Câu trên không có quan hệ từ.