Câu 3: Em hiểu thế nào về cụm từ “một màu xanh chắc bền” trong câu văn “Trái kết màu chín đậm, óng ánh như¬ những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền” ? *
a. Màu lá của mai tứ quý quanh năm biếc xanh, tươi tốt như¬ không chịu ảnh hưởng của thời tiết đổi thay.
b. Lá mai tứ quý chắc bền quanh năm dù mưa nắng, gió bão.
c. Màu lá của mai tứ quý bền, khó phai.
1 Tìm các câu kể ai thế nào trong đoạn trích dưới đây dùng gạch chéo để tách chủ ngữ vị ngữ của mỗi câu vừa tìm được
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa.Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Câu 1: Cây mai tứ quý có điểm gì khác mai vàng ? *
a. Mai tứ quý nở bốn mùa, mai vàng chỉ nở vào dịp Tết.
b. Mai tứ quý có bốn cánh, mai vàng có năm cánh.
c. Mai tứ quý cành vàng thắm, năm cánh dài đỏ tía, mai vàng vàng tươi, rực rỡ.
Bài 4: Dùng gạch xiên (/) để tách chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ nõn nà.
b) Trên bầu trời cao trong xanh, những cánh diều đang chao lượn.
c) Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con
Gạch dưới các tính từ trong mỗi câu sau:
a. Cô yêu màu hoa táo trắng và chùm quả luc lỉu xanh biết mấy.
b. Cây táo đã nảy mầm với hai chiếc lá bé xíu non xanh.
4 Thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh các câu văn sau:
a, Trên cành cây,...................................
b,Lấp ló sau màu xanh của lá,....................................
c,Dưới tán lá xanh um,...............................
d,Dưới gốc bàng,........................
Bài 7: Gạch chân các tính từ có trong đoạn văn sau:
Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Co vàng sẫm nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng…. Loại bướm nhỏ đen kịt là là theo chiều gió… Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.
( Theo Vũ Tú Nam- Những cánh bướm bên bờ sông )
Gạch tính từ trong đoạn văn sau:
Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của mi chợt bừng tỉnh, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.
Câu 5: Gạch chân dưới các từ láy có trong câu sau:
Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cu tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
Câu 6: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu:
Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.
Câu 7: Câu : Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
Thuộc kiểu câu ………. ……………………
Câu 8: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê - những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Dấu gạch ngang có tác dụng: …………………….........................................
Câu 9 : Đặt một câu kiểu câu kể Ai là gì? nói về một loài hoa mà em biết
......................................................................................................................