Em nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Em sẽ làm gì?
A. Tham gia cùng các bạn
B. Bỏ đi và không nói gì
C. Im lặng và kể chuyện với bố mẹ
D. Khuyên các bạn không nên làm như vậy và nên biết kính trọng những người lao động
Nghe thấy người bán hàng rong bán hàng, Lâm nhại lại tiếng của người bán hàng rong, em sẽ làm gì?
A. Em không nói gì.
B. Em sẽ trêu ngươi cùng bạn.
C. Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, nên tôn trọng họ.
D. Em sẽ mặc kệ.
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a) Em và các bạn đi học về gặp một chú thương binh đang tìm nhà người quen.
b) Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ liệt sĩ. Mấy hôm nay bà bị ốm.
c) Nhân ngày 27 tháng 7 trường em tổ chức đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
d) Trong buổi lao động dọn vệ sinh khu vực nghĩa trang liệt sĩ, một số bạn bỏ ra ngoài chơi nhảy dây.
Đã hai ngày nay các bạn học sinh lớp 3B không thấy tin bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin:
- Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?
Nếu em là bạn cùng lớp với Ân, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? Vì sao?
Lớp phát động phong trào viết thư cho các bạn thiếu nhi quốc tế. Thư cho rằng không phải là anh em họ hàng nên bạn không viết thư. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì?
A. Sẽ khuyên bạn vì thiếu nhi quốc tế đều là anh em bạn bè nên phải đoàn kết với nhau
B. Mặc kệ
C. Về mách cô giáo
D. Cũng không viết thư giống bạn Thư
Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:
a) Bố đi công tác về, Thắng liền lục túi xem bố mua quà gì cho mình.
b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.
d) Sang nhà bạn, thấy bạn có đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “Cậu cho tớ xem đồ chơi này được không?”.
Em có nhận xét gì về cách cư xử của các bạn nhỏ trong các tình huống dưới đây với ông bà, cha mẹ?
a) Bao giờ sau bữa ăn, Hương cũng nhanh nhẹn rót nước, lấy tăm cho ông bà, cha mẹ. Những lúc rảnh rỗi, Hương còn nhổ tóc sâu, đọc báo cho ông bà nghe.
b) Sâm đang chơi với các bạn ở đầu ngõ thì thấy bà ngoại ở quê ra chơi. Sâm vội chạy đến lục túi bà tìm quà rồi quay lại chơi tiếp với các bạn.
c) Mấy hôm nay, bố Phong bận việc cơ quan. Vừa ăn tối xong, bố đã phải ngồi vào bàn làm việc. Thấy vậy, Phong vặn nhỏ ti vi và dỗ dành em bé để em khỏi vào quấy bố.
d) Hôm nay bố mẹ đi làm vắng, chỉ có Linh ở nhà trông em. Linh mải chơi nhảy dây với bạn, để em bé ngã sưng cả trán.
đ) Thấy mẹ bị ốm, Hồng không đi chơi. Em quanh quẩn bên mẹ: lúc rót nước, lúc lấy thuốc, lúc lại thay khăn chườm trán cho mẹ.
Hãy bày tỏ sự đánh giá của em về các ý kiến dưới đây và giải thích lí do:
a) Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc của trường mình, lớp mình.
b) Tham gia việc lớp, việc trường mang lại cho em niềm vui.
c) Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường đã được phân công, còn những việc khác không cần biết.
d) Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng.
Trò chơi “Phóng viên”
Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học, ví dụ:
- Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
- Cần làm gì khi bạn có niềm vui? Khi bạn có chuyện buồn?
- Hãy kể một câu chuyện mà bạn biết về việc bạn bè biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.
- Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
- Bạn đã từng được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè quan tâm, chia sẻ, bạn cảm thấy như thế nào?
- Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật?