Em đã từng tạo lập văn bản trong các tiết tập làm văn . Hãy trả lời các câu hỏi sau :
a. Khi tạo nên các văn bản ấy , điều mà em muốn nói có thật sự cần thiết không ?
b. Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa ( kể chuyện cho ai nghe , miêu tả cho ai thấy , trình bày nguyện vọng với ai ) ? Việc quan tâm ( hay thiếu quan tâm ) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào ( xưng hô , dùng từ , .. ) ?
c. Em có lập dàn bài khi làm van không ? từ kinh nghiệm của bản thân , em thấy việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm ?
d. Sau khi hoàn thành bài văn , em có thường kiểm tra lại hay không ? Việc kiểm tra , sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào ?
a) Trong các tiết tập làm văn, điều mà em muôn nói tạo nên các văn bản ấy là thật sự cần thiết vì trong cuộc sông nói chung, chúng ta chỉ có nhu cầu tạo lập văn bản khi muốn nói điều thật sự cần thiết.
b) Tuỳ vào sự liên hệ với bản thân , bạn bộc lộ điều mà mình đã thật sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa. Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) đến đối tượng, nội dung, mục đích của quá trình tạo lập văn bản đã ảnh hưởng và chi phối đến nội dung và hình thức bài viết. Do vậy cần quan tâm đến các yếu tố trên để xây dựng văn bản.
c) Xây dựng bố cục là công đoạn vô cùng quan trọng để tạo nên một hệ thống rành mạch và hợp lí. Việc làm đó sẽ đảm bảo cho nội dụng các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất, chặt chẽ với nhau giúp cho người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra. Và ngược lại, nếu khi làm bài bạn không lập dàn bài (không xây dựng bố cục) thì bài văn trở nên tuỳ tiện, thiếu chặt chẽ, ý này lặp, chồng chéo ý kia. Điều đó sẽ dẫn đến một kết quả tất yếu là bài viết có chất lượng kém.
d) Văn bản là sản phẩm của trí tuệ, là kết quả của quá trình tư duy của con người. Bởi vậy, không thế tránh khỏi những thiếu sót khi chúng ta tạo lập văn bản. Vì vậy, đọc và sửa chữa là công đoạn cần thiết giúp ta phát hiện những lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu). Việc sắp xếp các ý có thể chưa hợp lí, việc liên kết có thế chưa chặt chẽ, mạch lạc. Tất cả những điều đó sẽ được người đọc phát hiện và chĩnh sửa đế’ tạo thành một văn bản hoàn chĩnh mang lại hiệu quả giao tiếp cao.