Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, “gây cho ta những tình cảm ta không có (hoặc sẽ có), luyện những tình cảm ta sẵn có” như Hoài Thanh đã nói. Thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động, sáng tạo, mơ ước vươn tới những chân trời bao la.., những tình cảm ấy là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.Văn chương làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn. Đúng như tác giả đã viết: “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.
Cuộc đời không thể thiếu văn chương. Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh gợi cảm để diễn tả ý đó: “từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”.
Vai trò, vị thế của văn nhân, thi sĩ rất to lớn. Nhân loại, các dân tộc, nếu “xóa các thi nhân văn nhân”, nếu “xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại” (tác phẩm) thì xã hội và cuộc đời sẽ “nghèo nàn” đến bực nào! Cảm xúc của Hoài Thanh như tràn ra trang giấy.
Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục.
Doan Tien Sy Kh biết làm thì có cần phải comment không bạn ???
nguyễn đăng chức cóp mạng thì nhớ ghi nguồn nhé bạn , làm gì có ai viết được dài như thế này ??
#hoc_tot#
:>>>
Gợi ý
+ Ý thứ nhất:“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
- Nghĩa là văn chương rất kì diệu. Văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ.
- Những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động ... là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
+ Ý thứ hai: “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
Văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu sắc ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
+ Khái quát: Bằng lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa giàu cảm xúc, Hoài Thanh đã khẳng định ý nghĩa to lớn của văn chương đối với đời sống con người.
Đúng 6 Bình luận Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm
Họ Và Tên2 tháng 3 2017 lúc 14:38
nhà văn hoài thanh từng nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.em hiểu như thế nào về ý kiến trên
(giúp mình với ,làm ơn đừng chếp sách giải ,cố gắng làm bài văn lun dùm mình)
2 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Thảo Phương24 tháng 3 2017 lúc 8:37
Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, “gây cho ta những tình cảm ta không có (hoặc sẽ có), luyện những tình cảm ta sẵn có” như Hoài Thanh đã nói. Thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động, sáng tạo, mơ ước vươn tới những chân trời bao la.., những tình cảm ấy là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.Văn chương làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn. Đúng như tác giả đã viết: “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.
Cuộc đời không thể thiếu văn chương. Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh gợi cảm để diễn tả ý đó: “từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”.
Vai trò, vị thế của văn nhân, thi sĩ rất to lớn. Nhân loại, các dân tộc, nếu “xóa các thi nhân văn nhân”, nếu “xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại” (tác phẩm) thì xã hội và cuộc đời sẽ “nghèo nàn” đến bực nào! Cảm xúc của Hoài Thanh như tràn ra trang giấy.
Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục.
Đúng 3 Bình luận Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm
Tờ Gờ Mờ3 tháng 3 2017 lúc 8:07
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Loading...
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Đúng 3 Bình luận 4 Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm
Họ Và Tên3 tháng 3 2017 lúc 20:59
nhà văn hoài thanh từng nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.em hiểu như thế nào về ý kiến trên. phân tích nhân vật lão hạc trong truyện ngắn cùng tên để làm sáng tỏ ý kiến trên.
(giúp mình với ,làm ơn đừng chếp sách giải ,cố gắng làm bài văn lun dùm mình)
1 câu trả lời
Ngữ văn Tập làm văn lớp 7
Tâm Trần Huy20 tháng 3 2017 lúc 21:47
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
đây là bài văn trên mạng còn mình tự làm thì hơi khó bạn tham khảo và lọc các ý này thành ý của bạn chúc bạn học tốt
Đúng 1 Bình luận Báo cáo sai phạm
Nguyễn Gia8 tháng 5 2019 lúc 5:51
Các bạn giúp mình với
Cho đoạn văn sau:
"...Văn chương gây cho ta những tình cảm t ko có,luyện những tình cảm ta sẵn có;cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần."
Xác định cụm C-V mở rộng trong đoạn trích trên
Đối với em văn chương đã có ảnh hưởng như thế nào?
1 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Trần thị Ngọc diệp9 tháng 5 2019 lúc 20:19
cụm c-v :những tình cảm ta chưa có,những tình cảm ta sẵn có
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm
Ngọc Ngọc3 tháng 1 2019 lúc 15:31
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vò văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần . Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9
- Giúp em vs ạ !!
2 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn 9Làng - Kim Lân
Misato kayoi3 tháng 1 2019 lúc 16:11
Gợi ý
+ Ý thứ nhất:“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
- Nghĩa là văn chương rất kì diệu. Văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ.
- Những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động ... là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
+ Ý thứ hai: “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
Văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu sắc ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
+ Khái quát: Bằng lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa giàu cảm xúc, Hoài Thanh đã khẳng định ý nghĩa to lớn của văn chương đối với đời sống con người.
#Tham khảo
Đúng 2 Bình luận Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm
Thảo Phương3 tháng 1 2019 lúc 17:05
Gới ý:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
- “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”: văn chương khơi gợi trong tâm hồn người đọc những tình cảm mới mẻ và làm sâu sắc hơn những tình cảm sẵn có.
“Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trần và rộng rãi đến trăm nghìn lần”: văn chương giúp con người nhận ra chiều sâu ý nghĩa cuộc đời và sống phong phú hơn. Văn chương giúp cho con người thoát ra khỏi không gian chật hẹp của chính mình.
Giá trị, chức năng của tác phẩm văn học là làm phong phú thêm đời sống tâm hồn; có khả năng làm thay đổi cuộc sống; làm cho đời sống con người đẹp hơn; sâu sắc hơn.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, con đường tác động của tác phẩm văn học đến người đọc là con đường tình cảm. Thế nên, văn học đem lại những cảm xúc, tình cảm mà ta chưa có, đồng thời giúp cho những tình cảm sẵn có trở nên sâu sắc hơn.
Mặt khác, tác phẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nên cũng đem đến những trải nghiệm đa dạng cho người đọc về cuộc đời.
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm
Nguyễn Thị Kim Anh19 tháng 4 2017 lúc 20:41
"... Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta có sẵn; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở lên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần..."
a) Đoạn trích trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai?
b) Xác định phương thức uieeur đạt của đọan văn ?
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
2 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Nguyễn Đức Hải19 tháng 4 2017 lúc 20:47
a/ Đoạn trích trên trong văn bản " Ý nghĩa văn chương ", của tác giả Hoài Thanh.
b/ Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận chứng minh.
c/ Nội dung: Bàn về ý nghĩa, công dụng của văn chương.
Đúng 1 Bình luận Nguyễn Thị Kim Anh đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm
Diệp Băng Dao19 tháng 4 2017 lúc 20:53
a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" của tác giả Hoài Thanh.
b, Phương thức biểu đạt của đoạn văn: Nghị luận.
c, Nội dung chính: công dụng của văn chương, văn chương quan trọng như thế nào đối với chúng ta, nếu không có văn chương thì cuộc đời này sẽ thật tẻ nhạt, văn chương mang lại cho chúng ta những tình cảm vô cùng đẹp đẽ.
Đúng 2 Bình luận Báo cáo sai phạm
Nguyễn Nam Khánh28 tháng 3 lúc 21:00
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi
đến trăm nghìn lần.
a. Đoạn văn trên được rút ra từ văn bản nào? Ai là tác giả của văn bản ấy?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản nêu trên.
c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên.
d. Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm
ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng chứng minh cho
câu nói đó. (Trình bày bài viết bằng hình thức 1 bài văn, khoảng 1 mặt giấy.)
0 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7Đề cương ôn tập văn 7 học kì II
vvvvvvvv30 tháng 4 2018 lúc 20:35
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có ; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thăng trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
a/ phần văn bản trên được trích từ tác phẩm nào, của ai ? nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b/ cho biết dấu chấm phẩy trong các câu trên có công dụng gì?
c/ viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) chứng minh rằng Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
1 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Mai Nguyễn30 tháng 4 2018 lúc 21:37
a/ Đoạn văn trên đc trích trg tác phẩm;" Ý nghĩa văn chương" -Hoài Thanh. Pt biểu đạt chính: Nghị luận
b/ Dấu chấm phẩy có công dụng: Đánh dấu ranh giới giữa các vế trg một câu ghép có cấu tạo phức tạp
c/ Văn chương chính là bức tranh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có" như: sự mất mát khi thiếu tình thương cha mẹ, sự cực khổ khi bị người đời chèn ép,... Ngoài ra, văn chương còn "luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Thật vậy, qua văn bản "Bức tranh của em gái tôi", ta cảm nhận được tình yêu thương, tấm lòng bao dung của người em gái đối với anh trai của mình. Đối với những người yêu thiên nhiên, yêu môi trường, khi đọc văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ", chúng ta có thể hiểu và cảm thông với họ. Họ gắn liền với thiên nhiên nhưng chính cái mà họ yêu quý lại bị những người da trắng phá hủy. Ngoài ra, tác phẩm "Cổng trường mở ra" của luyện cho ta những thứ tình cảm mà ta đã có sẵn. Tâm trạng của người mẹ và sự khấp khởi, hào hứng của đứa con vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Quả thật, văn chương luyện cho ta những thứ tình cảm ta sẵn có.---> nguồn 6/7....tham khảo kĩ hơn nhé
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm
Park Myung Hee18 tháng 1 2018 lúc 15:13
trong bài " ý nghĩa văn chương" nhà phê bình văn học hoài thanh có viết: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. luyện những tình cảm ta sẵn có, cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thăng trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
em hiểu lời nói đó như thế nào? chứng minh điểu đó bằng 1 tác phẩm thơ và 1 tác phẩm truyện đã học trong chương trình ngữ văn 9
( e cần gợi ý cách làm bài ạ, e ko bt nên làm bài như thế nào nữa, chỉ dùm e cách làm với ạ) (đây là đề thi thử hsg đấy ạ, e sắp thi r, cần gấp lắm ạ
0 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn 9
vvvvvvvv27 tháng 4 2018 lúc 19:20
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có ; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thăng trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
a/ phần văn bản trên được trích từ tác phẩm nào, của ai ? nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b/ cho biết dấu chấm phẩy trong các câu trên có công dụng gì?
c/ viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) chứng minh rằng Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
0 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
vvvvvvvv25 tháng 4 2018 lúc 20:58
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có ; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thăng trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
a/ phần văn bản trên được trích từ tác phẩm nào, của ai ? nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b/ cho biết dấu chấm phẩy trong các câu trên có công dụng gì?
c/ viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) chứng minh rằng Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
0 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Dương Xuân Quý31 tháng 3 lúc 20:14
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn tạo ra sự sống.”
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
1. Đoạn trích trên nêu những tác dụng nào của văn chương? Em hiểu thế nào về công dụng ấy?
2. Giải nghĩa từ “hình dung” trong đoạn trích. Từ “hình dung” thuộc từ loại nào?
3. Chuyển câu “Chẳng những thế, văn chương còn tạo ra sự sống.” thành câu bị động. Có nên chuyển như vậy không? Vì sao?
3. Điền vào bảng sau để làm sáng tỏ nhận định của Hoài Thanh
Tác phẩm | Sự sống được phản ánh | Sự sống được sáng tạo |
Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) | ||
Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) | ||
Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) |
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi hơn đến trăm nghìn lần.”
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
1. Câu văn trên nêu tác dụng nào của văn chương với đời sống con người? Em hiểu thế nào về công dụng ấy.
2. Ngoài công dụng được nêu trong câu văn trên, văn chương còn có ý nghĩa gì với cuộc sống? Công dụng ấy được nêu lên trong câu văn nào?
3. Hãy lấy thêm 1 ví dụ về:
- Tình cảm sẵn có mà văn chương đã bồi đắp thêm trong em (nêu rõ tên tác giả, tác phẩm)
- Tình cảm chưa có mà văn chương đã tạo nên trong em (nêu rõ tên tác giả, tác phẩm)
4. Từ công dụng của văn chương đã gợi cho em tình cảm gì đối với các tác phảm văn chương, những nhà văn, nhà thơ? Em có thể làm gì để thể hiện tình cảm đó.
Bài 3: Từ hiểu biết về các văn bản đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh văn chương làm tình yêu thương con người của mỗi chúng ta thêm sâu sắc.{chỉ lập dàn ý}
giúp mình nhé.mình đang cần gấp
0 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Dương Xuân Quý29 tháng 3 lúc 15:39
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn tạo ra sự sống.”
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
1. Đoạn trích trên nêu những tác dụng nào của văn chương? Em hiểu thế nào về công dụng ấy?
2. Giải nghĩa từ “hình dung” trong đoạn trích. Từ “hình dung” thuộc từ loại nào?
3. Chuyển câu “Chẳng những thế, văn chương còn tạo ra sự sống.” thành câu bị động. Có nên chuyển như vậy không? Vì sao?
3. Điền vào bảng sau để làm sáng tỏ nhận định của Hoài Thanh
Tác phẩm | Sự sống được phản ánh | Sự sống được sáng tạo |
Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) | ||
Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) | ||
Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) |
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi hơn đến trăm nghìn lần.”
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
1. Câu văn trên nêu tác dụng nào của văn chương với đời sống con người? Em hiểu thế nào về công dụng ấy.
2. Ngoài công dụng được nêu trong câu văn trên, văn chương còn có ý nghĩa gì với cuộc sống? Công dụng ấy được nêu lên trong câu văn nào?
3. Hãy lấy thêm 1 ví dụ về:
- Tình cảm sẵn có mà văn chương đã bồi đắp thêm trong em (nêu rõ tên tác giả, tác phẩm)
- Tình cảm chưa có mà văn chương đã tạo nên trong em (nêu rõ tên tác giả, tác phẩm)
4. Từ công dụng của văn chương đã gợi cho em tình cảm gì đối với các tác phảm văn chương, những nhà văn, nhà thơ? Em có thể làm gì để thể hiện tình cảm đó.
Bài 3: Từ hiểu biết về các văn bản đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh văn chương làm tình yêu thương con người của mỗi chúng ta thêm sâu sắc.
0 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7Đề cương ôn tập văn 7 học kì II
kieu nong16 tháng 3 lúc 20:22
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta có sẵn, cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi dến trăm nghìn lần..."
a) Đoạn trích trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
b) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn?
c)Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
1 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Vũ Hoàng Lan16 tháng 3 lúc 20:31
a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản '' Ý nghĩa văn chương '' của tác giả Hoài Thanh.
b. PTBĐ của đoạn văn là: Nghị luận chứng minh.
c. Nội dung chính của đoạn văn là: Bàn luận về ý nghĩa và công dụng của văn chương.
Đúng 1 Bình luận kieu nong đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm
Mg trollvn game4 tháng 4 lúc 21:54
giúp mình nha :))))))))))))))))))
Trong những ngày bùng phát dịch bệnh này, để đảm bảo an tòan tính mạng và sức khỏe cho nhân dân, những y, bác sĩ phải chịu bao khó khăn,vất vả, thậm chí là nguy hiểm.
Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về những người “chiến sĩ áo trắng”
Bài 2:
“Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha...
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta có sẵn; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở lên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”
a. Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên.
b. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta có sẵn”. Hãy làm sáng tỏ luận điểm trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, trong đó sử dụng một câu có thành phần trạng ngữ. (Gạch chân, chú thích)
0 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7Đề cương ôn tập văn 7 học kì II
Phương Thảo22 tháng 4 2019 lúc 4:57
Cho đoạn văn:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần
Có kẻ nói, từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếngsuối nghe mới hay. Lời ấy tưởng như không có gì quá đáng. "
? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên
? Dựa vào đoạn văn, em hãy cho biết tác dụng của văn chương
1 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Dương Thu Hằng16 tháng 8 2019 lúc 16:33
|- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tác dụng của văn chương: Gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm ta sẵn có qua các tác phẩm văn học
Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm
Họ Và Tên4 tháng 3 2017 lúc 20:42
nhà văn hoài thanh từng nói “...
cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.em hiểu như thế nào về ý kiến trên. phân tích nhân vật lão hạc trong truyện ngắn cùng tên để làm sáng tỏ ý kiến trên.
(giúp mình với ,làm ơn đừng chép sách giải ,cố gắng làm bài văn luôn dùm mình)
0 câu trả lời
Ngữ văn Soạn văn lớp 7
Bùi Thị Phương26 tháng 7 2017 lúc 12:30
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân nhờ có văn chương mà trở lên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần "
1.Trong văn bản có đoạn trích trên, tác giả coi nghuồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
2.Tìm biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
3.Viết đoạn văn ( 10-12 câu) làm sáng tỏ nội dung đoạn trích trên. Trong đoạn văn đó có câu ghép(gạch chân từ thể hiện phép nôi)
Các p giúp mk nha chìu mk nộp rùi
1 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Eren Jeager26 tháng 7 2017 lúc 16:52
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân nhờ có văn chương mà trở lên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần "
1.Trong văn bản có đoạn trích trên, tác giả coi nghuồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
2.Tìm biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
3.Viết đoạn văn ( 10-12 câu) làm sáng tỏ nội dung đoạn trích trên. Trong đoạn văn đó có câu ghép(gạch chân từ thể hiện phép nôi)
Bài làm
1, Trong văn bản có đoạn trích trên , tác giả coi nguồn gốc cốt yếu của văn chương lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài"
2, - Phép tu từ : nhân hóa
- Tác dụng : Làm nổi bật nên được ý nghĩa của văn chương
3, Bài làm
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Đúng 3 Bình luận Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm
Bùi Thị Phương26 tháng 7 2017 lúc 9:25
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân nhờ có văn chương mà trở lên thâm trầm và rộng raic đến trăm nghìn lần "
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?
2.Trong văn bản có đoạn trích trên, tác giả coi nghuồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
3.Tìm biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
4.Viết đoạn văn ( 10-12 câu) làm sáng tỏ nội dung đoạn trích trên. Trong đoạn văn đó có câu ghép(gạch chân từ thể hiện phép nôi)
Các p giúp mk nha chìu mk nộp rùi
1 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Nguyễn Huế26 tháng 7 2017 lúc 9:41
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?
- văn bản : Ý nghĩa văn chương
- tác giả : Hoài Thanh
2.Trong văn bản có đoạn trích trên, tác giả coi nghuồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
- Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu ý nghĩa văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật
-
Đúng 3 Bình luận 2 Bùi Thị Phương đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm
Nguyễn Đỗ Anh Quân7 tháng 5 2018 lúc 22:09
Cho đoạn văn: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có ; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng"
Hãy viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về công dụng của văn chương
1 câu trả lời
Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7
Tô Ngọc Hà7 tháng 5 2018 lúc 22:18
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "
Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.
Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.
Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.
Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.
Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"
Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.
Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, “gây cho ta những tình cảm ta không có (hoặc sẽ có), luyện những tình cảm ta sẵn có” như Hoài Thanh đã nói. Thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động, sáng tạo, mơ ước vươn tới những chân trời bao la.., những tình cảm ấy là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.Văn chương làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn. Đúng như tác giả đã viết: “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.
Cuộc đời không thể thiếu văn chương. Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh gợi cảm để diễn tả ý đó: “từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”.
Vai trò, vị thế của văn nhân, thi sĩ rất to lớn. Nhân loại, các dân tộc, nếu “xóa các thi nhân văn nhân”, nếu “xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại” (tác phẩm) thì xã hội và cuộc đời sẽ “nghèo nàn” đến bực nào! Cảm xúc của Hoài Thanh như tràn ra trang giấy.
Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục.
xin lỗi nhưng mik ngu văn @@@
mik phục bn lun viết dc từng này cơ
Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống.Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời... Bản thân mỗi chúng ta đều có những tình cảm nhân bản như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lòng thương người và những khát vọng cao đẹp... Qua phép màu của văn chương những tình cảm ấy được biểu hiện nhiều cung bậc, nhiều cách tiếp nhận khiến nó thật tinh tế và sâu sắc; đó là thứ tình cảm chỉ có văn chương mới đem lại.Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
HỌC GIỎI NHA!!
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.
Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời... Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.
Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.
Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh
nhé ko chép mạng
Hok Tot
câu này em gõ google là ra mà:)
Ko cần tìm đâu, nếu tìm là nó sẽ có kết quả ntn này:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.
Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời... Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.
Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.
Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh
Dàn ý:
a) Mở bài
- Giới thiệu về vai trò của văn chương từ đó dẫn dắt nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có".
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm liên quan tới nhận định của nhà phê bình
- Thế nào là văn chương?
+ Những tác phẩm văn học, những câu thơ, hay những gì mà thuộc về văn học đều được gọi là văn chương.
+ Định nghĩa văn chương: Là khái niệm dùng để gọi tên ngành nghệ thuật ngôn từ, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ảnh và biểu hiện đời sống.
+ Cần phân biệt khái niệm văn học với văn chương. Văn chương ở đây là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chân chính.
- "Ta": Khái niệm chỉ đối tượng tiếp nhận văn chương (người đọc, người nghe, nhà phê bình...)
- "Tình cảm": Là những cảm xúc, nỗi niềm sâu kín, sự khắc khoải, bồn chồn, những tâm tư sâu kín... được trỗi dậy khi tiếp cận với văn chương.
* Chứng minh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có"
- Những tình cảm không có mà văn chương đưa lại là gì? Qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta - đó là những tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương.
- Nhấn mạnh: Bản thân mỗi chúng ta đều có những tình cảm nhân bản như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lòng thương người và những khát vọng cao đẹp... Qua phép màu của văn chương những tình cảm ấy được biểu hiện nhiều cung bậc, nhiều cách tiếp nhận khiến nó thật tinh tế và sâu sắc; đó là thứ tình cảm chỉ có văn chương mới đem lại.
- Lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học cũng như liên hệ thực tế để chứng minh cho nhận định này.
c) Kết bài
- Khẳng định nhận định trên của Hoài Thanh là đúng đắn.
- Nhấn mạnh vai trò của văn chương một cách ngắn gọn, súc tích.
1. Lập Dàn Ý
a) Mở bài
- Giới thiệu về vai trò của văn chương từ đó dẫn dắt nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có".
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm liên quan tới nhận định của nhà phê bình
- Thế nào là văn chương?
+ Những tác phẩm văn học, những câu thơ, hay những gì mà thuộc về văn học đều được gọi là văn chương.
+ Định nghĩa văn chương: Là khái niệm dùng để gọi tên ngành nghệ thuật ngôn từ, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ảnh và biểu hiện đời sống.
+ Cần phân biệt khái niệm văn học với văn chương. Văn chương ở đây là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chân chính.
- "Ta": Khái niệm chỉ đối tượng tiếp nhận văn chương (người đọc, người nghe, nhà phê bình...)
- "Tình cảm": Là những cảm xúc, nỗi niềm sâu kín, sự khắc khoải, bồn chồn, những tâm tư sâu kín... được trỗi dậy khi tiếp cận với văn chương.
* Chứng minh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có"
- Những tình cảm không có mà văn chương đưa lại là gì? Qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta - đó là những tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương.
- Nhấn mạnh: Bản thân mỗi chúng ta đều có những tình cảm nhân bản như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lòng thương người và những khát vọng cao đẹp... Qua phép màu của văn chương những tình cảm ấy được biểu hiện nhiều cung bậc, nhiều cách tiếp nhận khiến nó thật tinh tế và sâu sắc; đó là thứ tình cảm chỉ có văn chương mới đem lại.
- Lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học cũng như liên hệ thực tế để chứng minh cho nhận định này.
c) Kết bài
- Khẳng định nhận định trên của Hoài Thanh là đúng đắn.
- Nhấn mạnh vai trò của văn chương một cách ngắn gọn, súc tích.
Chi tiết nội dung phần Chứng minh Nói dối có hại cho bản thân đã được chúng tôi đề cập để các em ôn luyện.
2. Bài Viết
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.
Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời... Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.
Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.
Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh
hok tot