Cho 0,96 gam bột Cu và dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sau phản ứng hấp thụ hết khí thoát ra vào 0,4 lít dung dịch KOH 0,1M thu được 0,4 lít dung dịch X. Dung dịch X có giá trị pH là( bỏ qua sự điện li của H2O) và phản ứng của các muối)
A. 12,4
B. 13,4
C. 1,6
D. 2,6
Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO30,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là
A. 0,424
B. 0,134
C. 0,441
D. 0,414
Để chuẩn độ 20ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và HNO3 aM cần dùng dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Giá trị của a là:
A. 0,08
B. 0,07
C. 0,068
D. 0,065
Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ dung dịch khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch ?
A. Dung dịch NH4+
B. Hai dung dịch NH4+ và Al3+
C. Ba dung dịch NH4+, Fe3+ và Al3+
D. Cả 4 dung dịch.
Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a; dung dịch H2SO4, pH = b; dung dịch NH4Cl, pH = c và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định nào dưới đây là đúng
A. d < c< a < b
B. c < a< d < b.
C. a < b < c < d
D. b < a < c < d
Để thu được dung dịch C có pH = 7 cần phải trộn VA ml dung dịch A chứa (HCl 1M + HNO3 1M + H2SO4 1M) và VB ml dung dịch B chứa (KOH 1M + NaOH 2M) với tỉ lệ thể tích là
A. VB :VA = 3:4
B. VA :VB = 3:4
C. VB :VA = 1:2
D. VA :VB = 1:2
Trộn dung dịch X (NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M) với dung dịch Y (HCl 0,2M và H2SO4 0,1M) theo tỉ lệ nào về thể tích để được dung dịch có pH = 13
A 5:3
B. 4:5
C. 5:4
D. 3:2
Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 13,0
B. 1,0
C. 1,2
D. 12,8
Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 1,2
B. 1,0
C. 12,8
D. 13,0