Đọc lại bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì? Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào? Hàm ý mang lại tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho tác phẩm văn học?
Thao tác nghị luận chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn văn sau?
Câu thơ "Này của xuân hương mới quệt rồi” là câu thơ hay của bài thơ “Mời trầu”. Đây là câu thơ thể hiện phong cách của Xuân Hương, một phong cách thông báo độc đáo, hiếm thấy trong văn học trung đại. Lần đầu tiên và có thể là lần cuối cùng trong thơ trung đại Việt Nam, nhân vật trữ tình xuất hiện một cách công khai, đàng hoàng “của Xuân Hương”. Đây cũng là một cách khẳng định vai trò của một cá nhân – cá tính đầy bản ngã trong xã hội phong kiến
A. Phân tích
B. Chứng minh
C. Bình luận
D. Giải thích
Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau:
b)Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)
Tìm những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ sau để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.
Sóng gợn tràng giang buôn điệp điệp,
Can thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận, Tràng giang)
Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?
a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Phát
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.
d) Nếu ai đã từng ra biển thì bản phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu? Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – Ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hóa thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khố thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.
Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sau đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
(Thâm Tâm, Tống biệt hành)
So sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống trong bài Mặt trăng (tr. 103 - 104, SGK) và đoạn thơ của Xuân Quỳnh.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương)
Câu hỏi
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 đ)
Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 đ)
ADVERTISING
Câu 3: Xác định thể loại của bài thơ trên (0,25 đ)
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 đ)
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là phương thức biểu cảm. Nêu đúng được 0,25 điểm.
Lưu ý : Có tất cả 5 phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Nhiều bạn chưa biết cách phân biệt các phương thức biểu đạt , các em đọc bài viết lí thuyết nhé :
Câu 2: Biện pháp so sánh
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Biện pháp liệt kê :
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Nêu đúng 01 biện pháp được 0,25 điểm.
Câu 3: Thể thơ tự do. Nêu đúng được 0,25 điểm.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ là kí ức của chủ thể trữ tình về tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên và về người bà tảo tần khuya sớm…
Đọc hiểu Nắng trong mắt những ngày thơ bé - Bài mẫu 2
recommended by
KHÓA HỌC ĐẦU TƯ
Học đầu tư chứng khoán miễn phí - Làm giàu cực dễ tuổi 25
TÌM HIỂU THÊM
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
THỜI NẮNG XANH
“Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.”
(Trích Thời nắng xanh, Trương Nam Hương)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã nhớ lại những gì trong thời thơ bé?
Câu 3. Nêu tên và tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: