Con người việt nam sinh ra không bao giờ cong chắc thằng vì yêu nước.Làm việc một nắng hai sương thức khuya dậy sớm mà vẫn chăm lo được cho con cái.
Phải chăng đó là nhân cách cứng cỏi của dân tộc Việt Nam? Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tre đã kề vai sát cánh với con người đề bảo vệ quê hương, đất nước. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta...Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù...Tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí: Thẳng thắn, bất khuất vì ta mà đánh giặc. Phẩm chất đó là của ai? Chẳng ai khác, chính là phẩm chất của dân tộc Việt Nam. Cái hay ở chỗ là Thép Mới chỉ nói đến tre thôi mà người đọc vẫn cảm nhận được đó là con người!
nhưng thôi tui nghĩ đây là phẩm chất kiên cường, bất khuất của người VN
phẩm chất chịu thương, chịu khó , biết sẻ chia
Hình ảnh của cây tre gợi lên những phẩm chất của người VN là sự cần cù , đoàn kết , ngay thẳng
những phẩm chất tốt đẹp của người việt nam qua hình ảnh cây tre: ngay thẳng, cần cù, chăm chỉ
người Việt Nam ngày thẳng , mẹ có gì cũng nhường cho con
những câu thơ đó đã cho ta thấy con người Việt Nam ta ngay thẳng,không sợ dù gặp bất cứ trông gai gì và cần cù, chịu thương chịu khó ,tần tảo nuôi các con khôn lớn
Tui gợi ý cho nha !!
Hình ảnh [ măng tre ] '' nhọn như chông '' gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang bất khuất của loài tre [ hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam ]
Hình ảnh [ cây tre ] '' lưng trần phơi nắng phơi sương '' có ý nói đến sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống...
Hình ảnh " có manh áo cộc tre nhường cho con " gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả [ ở người mẹ dành cho con ] ; lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động...
Lưng trần phơi nắng phơi sương,có manh áo cộc tre nhường cho con.
Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.
Khanh Kevin18 tháng 7 2016 lúc 12:17
trong những câu thơ trên, tác giả đã miêu tả cây tre một cách tinh tế và đầy thuyết phục.
" Nõi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường "
ai cũng biết cây tre là một biểu tượng cho đất nước Việt Nam chúng ta, nên qua hai câu thơ trên, tác giả vừa tả cây tre mà lại vừa tả được người dân Việt Nam chúng ta. Chúng ta kiên cường bất khuất, dù có thế nào cũng ko làm nhụt được ý chí. Dù ko có sức nhưng vẫn chống chọi lại bao nhiêu khó khăn dể bảo vệ tổ quốc.
" Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có mang áo cộc tre nhường cho con"
Hai câu thơ trên, tác giả muốn miêu tả người cha, người mẹ Việt Nam. Họ lưng trần phơi nắng lo từng miếng cơm, manh áo cho con của mình. Có gì, họ cũng nhường cho con của minh.
Từ đó, qua bốn câu thơ trên. tác giả đã cho chúng ta cả giác xúc động, nghẹn ngào qua từng câu mà ông viết. giúp chúng ta hiểu thê về đất nước Việt Nam, cây tre Việt Nam....