Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một
con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hại
quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con
chim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn
gốc của thi ca.(3)
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không
phải không có ý nghĩa.(1) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng
thương người rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.(2)
a. Tác giả của VB trên là ai? Nêu xuất xứ của văn bản?
b. Đoạn trích trên đã nêu một trong những luận điểm của VB ? Chỉ
rõ câu văn chứa luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng?
c. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan
niệm của tác giả có đúng hay không? Em có nhận xét gì về cách
dẫn vào nhận định này của tác giả trong văn bản?
d. Cùng với luận điểm vừa xác định ở câu b, lập sơ đồ hệ thống hóa
các luận điểm trong toàn VB Ý nghĩa văn chương? ( Coi nhan đề
Ý nghĩa văn chương là luận đề lớn để triển khai các luận điểm)
Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?
b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao?
1.Phép lập luận chính trong các văn bản nghị luận đã học ở học kì 2 lớp 7 là gì? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đưa ra để làm rõ luận điểm của mỗi bài văn?
2. Nhận định về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất , có ý kiến cho rằng: Những câu tục ngữ ấy là " túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác.
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
ĐANG CẦN GẤP MN ƠI. GIÚP MK CÀNG NHANH CÀNG TỐT NHÉ!!!! THANKS <3
1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ
2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn
3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy
4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?
5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy
6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?
Có ý kiến cho rằng : "Đọc một câu thơ hay, người ta không chỉ thấy câu thơ mà còn thấy tình người trong đó". Từ cảm nhận về bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Có ý kiến cho rằng : "Đọc một câu thơ hay, người ta không chỉ thấy câu thơ mà còn thấy tình người trong đó". Từ cảm nhận về bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?
b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?
c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?
Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.
d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Câu 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi bai chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
a) Nêu tên bài thơ trên? Tác giả?
b) Nêu các tầng ý nghĩa của bài thơ
c) Tìm thành ngữ được tác giả sử dụng và giải thích thành ngữ đó
d) Cảm nhận thái độ của nhà thơ qua bài thơ trên
Câu 2:
a) Khi sử dụng quan hệ từ, ta thường mắc những lỗi gì?
b) Xác định lỗi và sửa lôic quan hệ trong các câu sau:
(1) Em tôi thông minh và lười
(2) Qua quá trình học tập nên ta sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích cho cuộc sống
Câu 3: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Rằm tháng giêng " của Hồ Chí Minh
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối trong bài Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh