Chọn C
Mg chuyển tử số oxi hóa 0 lên + 2.
Chọn C
Mg chuyển tử số oxi hóa 0 lên + 2.
Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây:
A. Sự oxi hóa một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó, là làm cho số oxi hóa của nguyên tố đó tăng lên.
B. Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó tăng sau phản ứng.
C. Sự khử một nguyên tố là sự thu thêm electron cho nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nguyên tố đó giảm xuống.
D. Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó giảm sau phản ứng.
E. Tất cả đều sai
Trong công nghiệp sản xuất H2SO4, giai đoạn oxi hóa SO2 thành SO3, được biểu diễn bằng phương trình phản ứng:
2 S O 2 ( K ) + O 2 ( K ) ⇆ V 2 O 5 , t o 2 S O 3 ( K ) , △ H < 0
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dời về phía tạo ra sản phẩm là SO3, nếu
A. tăng nồng độ khí O2 và tăng áp suất
B. giảm nồng độ khí O2 và giảm áp suất
C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất
D. giảm nhiệt độ và giảm nồng độ khí SO2
Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử?
A. Tạo ra chất kết tủa
B. Tạo ra chất khí
C. Màu sắc của các chất thay đổi
D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
Phản ứng tự oxi hóa, tự khử (tự oxi hóa - khử) là phản ứng có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hóa của các nguyên tử của cùng một nguyên tố. Phản ứng nào sau đây thuộc loại trên
A. Cl 2 + 2Na → 2NaCl
B. Cl 2 + H 2 → 2HCl
C. Cl 2 + H 2 O → HCl + HClO
D. Cl 2 + 2NaBr → 2NaCl + Br 2
Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm vinyl fomat, axit axetic, tinh bột bằng lượng oxi dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy tách ra 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm 65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17,0
B. 10,0
C. 14,5
D. 12,5
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(c) Sục khí etylen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(d) Cho dung dịch glucozo vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Cho 9 gam kim loại magie tác dụng với khí oxi thu được 15 g hỗn hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học trên.
b. Viết công thức bảo toàn khối lượng của phản ứng trên.
c. Tính khối lượng của khí oxi.
Câu 100:
Cho 9,6 gam bột Cu dư vào 100 ml dung dịch chứa HCl 4M, Fe(NO3)3 0,15M và NaNO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thu được dung dịch X, cho từ từ đến dư dung dịch NaOH thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là
A. 12,54 gam.
B. 12,33 gam.
C. 11,64 gam.
D. 11,15 gam
giải chi tiết
Cho các cặp phản ứng sau:
(1) H2S + Cl2 + H2O →
(2) SO2 + H2S →
(3) SO2 + Br2 + H2O →
(4) S + H2SO4 đặc, nóng →
(5) S + F2 →
(6) SO2 + O2 →
Tổng số phản ứng tạo ra sản phẩm chứa lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.