2. Đốt cháy hoàn toàn 6,3 gam một kim loại R chưa biết hóa trị trong hỗn hợp khí Z gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 20,15 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí Z đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc)
a. Xác định kim loại R.
b. Nếu cho m gam hỗn hợp kim loại R ở trên, oxit của R và hidroxit tương ứng của R, tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 19,6% thu được dung dịch Y có nồng độ 21,302% và 3,36 lít khí thoát ra (ở đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 80,37 gam muối khan. Hãy xác định m?
Hỗn hợp rắn X gồm M, MO và MCl2 (M là kim loại có hóa trị II không đổi). Cho 18,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, sau phản ứng thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 18,0 gam chất rắn. Mặt khác, khi cho 18,7 gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch CuCl2 1,0M, sau phản ứng, tách bỏ chất rắn rồi cô cạn dung dịch, thu được 65,0 gam muối khan. Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn.
Xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất có trong hỗn hợp X.
Đốt 3,72 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Mg trong bình đựng khí Clo, sau một thời
gian phản ứng thu được 10,82 gam hỗn hợp Y gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung
dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2. Dẫn toàn bộ lượng H2 sinh ra đi qua
ống đựng 8 gam CuO nung nóng, sau một thời gian thấy trong ống còn lại 6,72 gam chất rắn ( chỉ có
80% H2 tham gia phản ứng). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 (dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn.Viết phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a.
Cho 10.8 gam hỗn hợp A gồm Cu và kim loại M (khối lượng của M lớn hơn khối lượng của Cu) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu dược 2,912 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp A này tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thì thu được 5,6 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Mặt khác, nếu cho 5,4 gam hỗn hợp A tác dụng với 160 ml AgNO3 1M thu được m gam chắt rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kim loại M không có hóa trị (I) trong các hợp chất. Xác định giá trị m
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí (có phần trăm thể tích: 20% O2; 80% N2) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C. Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí D gồm 3 khí trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong A.
b) Thêm 74,5 gam KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho E vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nóng nhẹ cho đến phản ứng hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn trong khí clo dư, thu được 4,17 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
(5 Điểm)
6,72 lít
3,36 lít
0,672 lít
4,48 lít
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm: C2H6, C2H4O2, C3H6O2 và C4H6O4 thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Tính thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Zn và Ag vào dd HCl dư, sau phản ứng ta thu được a gam chất rắn không tan và có 2,24 lit khí H2 (đktc) bay ra.
a/ Viết PTHH
b/ Tính a
c/ Tính phần trăm theo khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp khí X gồm C,H, và C,Hg .Sau phản ứng thu được 16,5 gam CO2 . a. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra . b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí có trong hỗn hợp X. c. Hai chất khí trong hỗn hợp khí X nói trên, thì chất khí nào có thể làm mất màu dung dịch brom. Vi sao?