Anh (chị) hiểu thế nào là "ngông"? Cái "ngông" trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học.) Cái "ngông" của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
Trong bài thơ “Hầu trời”, nhà thơ Tản Đà được mời lên Thiên đình để làm gì?
A. Phụ trách chợ văn trên Thiên đình.
B. Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
C. Chịu phạt vì tội đọc thơ giữa đêm khuya làm Trời mất ngủ.
D. Dạy cho Trời và chư tiên làm thơ.
Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà? Làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên.
Qua câu chuyện "Hầu Trời" được Tản Đà hư cấu, kể lại bằng thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?
A. Nói chí một cách trịnh trọng.
B. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết.
C. Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.
D. Tỏ lòng một cách trang nghiêm.
Bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà được viết bằng:
A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.
B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.
C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.
D. chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.
Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.
Trời sắp mưa nhưng ông bố vẫn muốn đến sân vận động xem đá bóng. Trong gia đình, không ai ủng hộ ý tưởng đó.
Bà vợ bảo: “Có mà điên mới đi xem đá bóng dưới trời mưa”.
Cô con gái nói: “Tội gì mà đi xem đá bóng dưới trời mưa, hả bố?”
Cách nói khác nhau của bà vợ (Có mà điên) và cô con gái (Tội gì) chứng tỏ:
A. Cả 2 đều không thích bóng đá.
B. Cả 2 đều có cách nói riêng dựa trên nền tảng chung của tiếng Việt.
C. Phong cách khẩu ngữ trong lời bà vợ thể hiện rõ hơn so với lời cô con gái.
D. Phong cách khẩu ngữ là phong cách được sử dụng trong giao tiếp gia đình.
Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời.) Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
Nội dung dưới đây đúng hay sai? “ Huấn Cao ý thức được tài năng của mình, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Cả cuộc đời mới cho chữ ba người bạn, không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ ai bao giờ”
A. Đúng
B. Sai