Dòng nào sau đây không phải là nghệ thuật của ca dao châm biếm, hài hước?
A. Nghệ thuật dựng cảnh và xây dựng chân dung nhân vật.
B. Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế.
C. Sử dụng nhiều lối nói phóng đại, tương phản và đối lập.
D. Ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước.
Nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyền thuyết Cồn Tàu ( 10 dòng)
Dòng nào nêu đúng nội dung tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau từ một văn bản, tác phẩm.
B. Khả năng gợi lên sự liên tưởng, tưởng tượng từ sự vật này khiến người đọc nghĩ đến sự vật khác.
C. Khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau về cùng một sự vật được miêu tả trong tác phẩm văn học.
D. Khả năng sử dụng nhiều từ, ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa của tác giả trong tác phẩm.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du là gì?
A. Hoàn toàn sáng tạo, không dựa theo bất kì khuôn mẫu nào.
B. Giữ lại những nét tính cách của Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện.
C. Miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá, dùng những hình ảnh ước lệ.
D. Miêu tả theo bút pháp hiện thực, cá tính được thể hiện đậm nét.
Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi:
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.
- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dỉ dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phát họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về dùng ngôn ngữ ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao…
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính đa nghĩa
B. Tính thẩm mĩ
C. Tính cá thể
D. Tính truyền cảm
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Các hình phạt mà Diêm Vương và trời đất áp dụng để trừng trị tên giặc phương Bắc có ý nghĩa sâu xa, gắn với triết lí, quan niệm của người phương Đông. Dòng nào dưới đây giải thích chưa đúng ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật?
A. Lấy lồng sắt chụp vào đầu chứng tỏ lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát, trước khi chết phải chịu quằn quại, đau đớn một cách đáng đời.
B. Khẩu gỗ nhét vào miệng là làm cho “cấm khẩu”, tiệt nọc thói ngụy tạo, lừa dối xấu xa.
C. Bỏ [...] vào ngục Cửu U là đày cho vào ngục tối chín tầng để vĩnh viễn không được thấy ánh sáng.
D. Ngôi mộ [...] tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám là nỗi bất hạnh ghê gớm nhất: chết rồi còn bị phanh thấy.