Thành phần gạch chân trong câu văn “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” là thành phần gì?
A. Thành phần tình thái
B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần gọi- đáp
D. Thành phần phụ chú
Ngoài cửa sổ bấy giờ, những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn a. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn b. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu. Chỉ ra phương tiện liên kết.
ĐOẠN THƠ
ngày xuân con én đưa thoi
thiều quang chín chục đã ngoài 60
cỏ non xanh tận chân trời
cành lê trắng điểm môỵ vài bông hoa
a. tim các từ ghép có trong đoạn trích trên
cụm từ cành lê trắng điểm một vài bông hoa nghĩa là gì
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
d) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
Cho đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoaa. Đoạn thơ trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào, em hãy nêu tác dụng của cách kết hợp đó.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn an Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỉ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàn, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa. Cứ mỗi con mưa con nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa đến mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.
(Bích Loan, “Nhà vườn bên dòng sông Hương”)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt gì?
A. Thuyết minh và miêu tả
B. Nghị luận và thuyết minh
C. Tự sự và nghị luận
D. Miêu tả và tự sự
mọi người giúp em với ạ
trong khổ đầu bài mùa xuân nho nhỏ, tác giả đã đón nhận mùa xuân về với "dòng sông xanh ","bông hoa tím biếc ", "con chim chiền chiện ","giọt long lanh " bằng những giác quan nào ?
Cho đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Đoạn thơ trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào, em hãy nêu tác dụng của cách kết hợp đó.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu :
Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :
- Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .
Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh... hai cánh... ba cánh... bốn cánh... năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.
a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của phương thức biểu đạt đó.
b, Xét theo mục đích nói, câu :"Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. "thuộc kiểu câu gì?
c, Trong văn bản trên, cánh cửa bông hoa ban đầu có đặc điểm gì? Vì sao sau đó bông hoa đó có nhiều cánh hơn?
d, Bài học ý nghĩa nhất mà văn bản trên để lại cho em là gì?